Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 05/07

Qua các nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng cà rốt là một loại thực phẩm rất tốt đối với trẻ em. Nó đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là gì? Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những tác dụng của cà rốt đối với trẻ em.

  1. Trẻ mấy tháng ăn được cà rốt?
  2. Cà rốt có gây dị ứng hay không?
  3. Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em
  4. Trẻ em ăn nhiều cà rốt có tốt không?

Trẻ mấy tháng ăn được cà rốt?

Cà rốt là một trong những thực phẩm rất tốt cho bé. Nhưng có rất nhiều bà mẹ có thắc mắc rằng “Trẻ mấy tháng ăn được cà rốt?”, câu trả lời cho thắc mắc này là 6-7 tháng tuổi. Đến thời điểm này, nhu cầu năng lượng của bé tăng lên và cần những thực phẩm rắn để duy trì sự phát triển của trẻ.

Cà rốt có gây dị ứng hay không?

Có thể các bạn không biết, một số loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Tuy nhiên, các bạn có thể yên tâm cho trẻ ăn cà rốt. Bởi cà rốt là một trong những loại thực phẩm ít bị dị ứng nhất, ngay cả đối với trẻ sơ sinh. Nó là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em

  • Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là giúp loại bỏ giun đường ruột: Cà rốt giúp loại bỏ giun phát triển mạnh trong dạ dày khỏi đường ruột của trẻ. Bạn cho bé ăn súp cà rốt hoặc cà rốt nghiền nhuyễn giúp bé chữa các rối loạn tiêu hóa do giun trong ruột gây ra.
  • Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là giúp tăng cường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón: Cà rốt chứa nhiều chất xơ nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp ruột hoạt động tốt. Vì vậy, ăn cà rốt ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là giúp trị tiêu chảy: Cà rốt giúp chữa bệnh tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả. Ăn súp cà rốt hay uống nước trái cây vài lần mỗi ngày có thể bù đắp lượng nước bị mất trong cơ thể.
  • Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng: Lượng beta-carotene giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở trẻ lên đến 40%. Ngoài ra, tiền vitamin A trong cà rốt có các đặc tính chống oxy hóa giúp cải thiện thị lực của trẻ.
  • Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là giúp chắc răng: Cà rốt giúp làm sạch mảng bám khỏi nướu và răng, loại bỏ mùi hôi miệng sau khi ăn. Canxi và các khoáng chất khác trong cà rốt có thể chống lại vi khuẩn và giữ cho răng khỏe mạnh và sạch sẽ.
  • Tác dụng của cà rốt đối với trẻ em là giúp sáng mắt: Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy khoảng 250.000 – 500.000 trẻ em thiếu vitamin A có nguy cơ bị mù mỗi năm. Vitamin A hỗ trợ sáng mắt và được tìm thấy nhiều trong cà rốt. Ăn cà rốt mỗi ngày có thể cải thiện thị lực và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn liên quan đến mắt, chẳng hạn như quáng gà.

Các mẹ có thể sử dụng cà rốt làm nguyên liệu chế biến món ăn dặm cho trẻ, rất tốt cho sức khỏe của bé. Mời các mẹ tham khảo thêm các món cháo ăn dặm làm từ cà rốt.

Trẻ em ăn nhiều cà rốt có tốt không?

Cà rốt đúng là rất tốt đối với trẻ em. Tuy nhiên nếu cho trẻ ăn nhiều cà rốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là những tác hại khi cho trẻ ăn nhiều cà rốt:

  • Cà rốt có thể làm thay đổi màu da: Cà rốt chứa một lượng beta-carotene, carotenoid có khả năng chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Carotene giúp da có màu vàng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn với số lượng lớn thực phẩm này, hàm lượng carotene có thể khiến da trẻ vàng một cách bất thường và có thể chuyển sang màu da cam. Đây được gọi là tình trạng tăng carotene trong máu hay lắng đọng carotene trong da mà bố mẹ dễ nhận thấy ở tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân hay trên mặt trẻ. Để cà rốt không gây hại đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên bổ sung lượng carotene vừa đủ cho cơ thể bé mà thôi.
  • Trở ngại quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng: Chất xơ gây trở ngại trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, magie và canxi. Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt trong chế độ dinh dưỡng khiến cơ thể mất đi các chất dinh dưỡng khác và thiếu hụt dinh dưỡng như protein, chất béo. Cơ thể bạn cần protein cho hoạt động sống, tái sinh, miễn dịch, phát triển cơ, tạo ra hormone và enzyme. Chất béo cần cho sự phát triển, bảo vệ các cơ quan nội tạng của trẻ và cũng là nguồn năng lượng dự trữ và hấp thụ một số vitamin nhất định để duy trì màng tế bào.
  • Hiện tượng đầy hơi ở trẻ: Mỗi ly nước ép cà rốt nguyên chất chứa khoảng 12g carbohydrates, 4g chất xơ. Khi lượng carbohydrates không được tiêu hóa và hấp thu hết khi qua ruột non, chúng sẽ đi thẳng đển ruột già và gây ra hiện tượng đầy hơi. Lượng chất xơ quá cao trong cà rốt cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy hơi. Chất xơ là thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng. Chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giúp điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất xơ, trẻ có thể gặp phải hiện tượng khó chịu như đầy hơi hay co thắt dạ dày.

Theo các chuyên gia, Chỉ nên cho trẻ ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.

Mời các bạn xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.