Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 16/01

Trẻ nhỏ luôn có một khoảng thời gian ăn dặm, đánh dấu sự phát triển của trẻ tại chu kỳ mới. Ăn dặm chỉ khoảng thời gian bé chuyển từ ăn sữa sang ăn các loại bột kết hợp từ thịt, cá, rau củ…. Vậy bé 5 tháng tuổi ăn bột ăn dặm nào là tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bé 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Khi bé phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Theo các bác sĩ khoa Nhi thì trẻ em từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột. Do đó, khi bé được 5 tháng tuổi thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn dặm được nhé! Mẹ cần chú ý một số biểu hiện đòi ăn dặm sớm của con như:

  • Bé đã tự ngồi vững trên ghế ăn.
  • Dù đã bú sữa nhưng bé vẫn đói.
  • Bé thường đòi thức ăn của bố mẹ.
  • Tự cầm nắm đồ chơi và luôn chép miệng.

Bé 5 tháng tuổi nên ăn dặm bột gì?

Trên thị trường có rất nhiều loại bột từ hàng nội địa cho đến hàng ngoại nhập và cả những bột mẹ tự chế biến cho bé ăn dặm. Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu, mẹ có thể lựa chọn loại bột ăn dặm phù hợp nhất cho bé nhé!

Bột ăn dặm đóng gói

Ưu điểm

  • Nhanh, gọn: Các loại bột ăn dặm đóng gói làm sẵn sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho những bà mẹ bận rộn khi không có nhiều thời gian để tự nấu. Mẹ chỉ cần mua về và thực hiện các bước pha chế theo hướng dẫn là đã có nhanh một bát bột cho bé.
  • Nhiều sự lựa chọn: Một số hãng còn làm đa dạng thêm hương vị cũng như tăng khả năng lựa chọn theo nhu cầu của mẹ và bé. Bằng cách sản xuất các hũ bột riêng và có kèm theo đó là những hũ thịt, rau củ, trái cây… để mẹ có thể trộn theo tỷ lệ hoặc sở thích riêng của từng bé.
  • Thành phần dinh dưỡng trong các loại bột làm sẵn tương đối cao, nhiều vi chất, khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Nhược điểm

  • Bột ăn dặm làm sẵn có khá nhiều vị khác nhau, điều này làm bé khó chấp nhận khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, sau một thời gian dài sử dụng bột làm sẵn bé sẽ có biểu hiện ngậm miệng, chán ăn. Để cải thiện vấn đề này mẹ thường cho trẻ ăn bột vị ngọt trước, nó cũng giúp trẻ dễ ăn hơn nhưng bột ngọt lại thường thiếu nhiều về hàm lượng chất đạm.
  • Trẻ không thể nào cảm nhận được vị ngon của từng loại thức ăn riêng, lâu dần bé sẽ thấy ngán và bỏ ăn.
  • Thành phần dinh dưỡng, đặc biệt nhất là hàm lượng đạm trong bột làm sẵn ít hơn gấp 2 lần so với bột ăn dặm tự nấu.
  • Giá thành của bột làm sẵn tương đối cao, đặc biệt là những hàng ngoại nhập.

Bột ăn dặm mẹ tự nấu

Ưu điểm

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho bé, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
  • Dễ dàng thay đổi thành phần, khẩu vị để phù hợp với nhu cầu của trẻ
  • Hạn chế tối đa được tình trạng trẻ biếng ăn về sau.
  • Tự nấu bột ăn dặm sẽ giúp mẹ tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Nhược điểm

Khác với bột làm sẵn, bột tự nấu chỉ có vài nhược điểm là: Mẹ phải tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. Bột ăn dặm tự nấu không thể bảo quản được lâu.

Gợi ý một số loại bột ăn dặm cho bé

Một số loại bột ăn dặm đóng gói phổ biến trên thị trường:

Bột nội

Bột Việt Nam có 2 hãng lớn, đó là Vinamilk (gọi là bột Ridielac) và bột Nestle, với 2 kiểu bột là bột ngọt và bột mặn.

Bột ăn dặm Ridielac

Bột ăn dặm Ridielac
Bột ăn dặm Ridielac

Ưu điểm của Ridielac là hỗ trợ cho sự phát triển trí não của trẻ. A-xit folic, I-ốt, Sắt, Taurin, A-xit lioleic, DHA kết hợp với Lutein tạo thành hệ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ, võng mạc mắt, tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi của bé. Không chỉ vậy, Lysin và Vitamin nhóm B có trong bột ăn dặm này còn giúp bé ăn ngon miệng, chất xơ hoà tan Inulin hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa giúp bé hấp thu tốt hơn.

Bột ăn dặm sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, cùng với với quy trình sản xuất hiện đại, khép kín, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP, tiêu chuẩn RVA – Hà Lan.

Cách sử dụng: Mẹ lấy khoảng 7 muỗng gạt, tương đương với 50g cùng 200ml nước, pha thành 1-2 bữa 1 ngày cho bé.

Bột ăn dặm Nestle

Bột ăn dặm Nestle
Bột ăn dặm Nestle

Ưu điểm của bột ăn dặm Nestle CERELAC là giàu dinh dưỡng với phức hợp Iron+, giàu sắt, kẽm, DHA, Omega 3, Canxi, Vitamin A,C,D và khoáng chất. Ngoài ra còn được bổ sung thêm vi sinh vật có lợi Bifidus BL giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Cách sử dụng tương tự như với bột Ridielac.

Bột ngoại

Các sản phẩm bột ngoại hiện nay có rất nhiều hãng uy tín như Hipp, Heinz, Gerber…. Tuy nhiên, Fleur Alpine là loại bột được các mẹ ưa chuộng hơn cả bởi thành phần organic nguyên cám chuẩn Châu Âu, chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin, tốt cho sự phát triển của não bộ, tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé. Fleur Alpine được sản xuất theo công nghệ tại các nước tiên tiến, hạn chế tối đa lượng muối cho trẻ dưới 1 tuổi, chính vì vậy sản phẩm thường có vị nhạt, rất tốt cho thận của các bé.

Bột ăn dặm Hipp

Bột ăn dặm Hipp
Bột ăn dặm Hipp

Tuy nhiên, các loại bột ngoại thường có giá cao hơn so với các loại bột trong nước. Vì vậy, nhiều mẹ vẫn ưu tiên sử dụng những sản phẩm có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, thương hiệu uy tín như Vinamilk, Nestle Việt Nam…

Công thức nấu một số món ăn dặm cho bé

Món ăn từ bột gạo

Món ăn từ bột gạo
Món ăn từ bột gạo

Nguyên liệu:

  • 10g bột gạo
  • 200ml nước
  • 10g lá rau cải
  • 2 muỗng cà phê dầu ăn
  • 10g thịt ức gà

Cách chế biến:

  • Bước 1: Xay nhuyễn bột gạo thật mịn. Bạn nên xay sẵn bột gạo và cho và lọ để tiện cho những lần tiếp theo. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua sẵn bột gạo đã xay. Tuy nhiên, bạn nên bớt chút thời gian lựa chọn gạo lức hoặc gạo tám để xay cho con là tốt nhất. Không nên dùng gạo nếp, dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu.
  • Bước 2: Thịt ức gà làm sạch sau đó xay thật nhuyễn. Bạn có thể sắm một chiếc máy xay thịt gia đình để tiện sử dụng.
  • Bước 3: Đổ nước vào nồi và đun sôi. Khi nước vừa sôi, bạn nhanh chóng cho rau cải xanh đã sửa sạch vào nồi, đợi nó chín rồi vớt ra để nguội.
  • Bước 4: Nghiền nát rau đã luộc
  • Bước 5: Cho nước vào nồi bột và đun. Khuấy thật đều tay để bột không bị vón. Cho tiếp thịt gà vào và tiếp tục khuấy đều. Nấu thêm khoảng 10 phút thì cho rau đã được nghiền nhuyễn vào rồi tắt bếp và nhắc nồi xuống. Múc nhanh ra bát rồi cho bé ăn.

Món bột yến mạch rau củ

Món bột yến mạch rau củ
Món bột yến mạch rau củ

Nguyên liệu: Yến mạch, súp lơ, đậu Hà lan, củ cải đỏ, cà rốt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ, thái nhỏ để nó dễ chín
  • Bước 2: Xay nhỏ yến mạch thành bột mịn
  • Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước và đun nhừ
  • Bước 4: Khoảng 20 phút sau bạn vớt toàn bộ ra và nghiền nhỏ hết mức có thể. Trộn thêm 2 thìa cà phê dầu ô liu là hoàn thành.

Món cháo cà chua cà rốt

Món cháo cà chua cà rốt
Món cháo cà chua cà rốt

Nguyên liệu: Cháo trắng, cua biển, nước dùng, cà rốt, dầu ăn và hành tím

Cách nấu bột ăn dặm với cua cà rốt:

  • Bước 1: Sau khi mua cua về nhà, bạn hãy nhanh chóng cho nó vào ngăn đá khoảng 10 phút để nó chết rồi lấy ra sơ chế.
  • Bước 2: Rửa sạch cua và cho chúng cùng 1 ít muối vào nồi cùng với gừng để luộc chín. Sau khi cua chín, gỡ thịt cua và tách vỏ.
  • Bước 3: rửa sạch cà rốt và luộc chín. Sau đó nghiền chúng thật nhuyễn.
  • Bước 4: Nấu cháo và khuấy đều để nó không bị vón. Trong thời gian này, bạn hãy bằm thịt cua sao cho nhỏ, cẩn thận các mảnh vỏ cua.
  • Bước 5: Cho cua lên chảo và rang chín
  • Bước 6: Sau khi cháo sôi cho cà rốt đã xay vào đảo đều. Múc ra bát rồi cho cua lên cùng vài giọt dầu gấc.

Món cháo lươn khoai môn

Món cháo lươn khoai môn
Món cháo lươn khoai môn

Nguyên liệu: 200g thịt lươn, 1 thìa hành tím, 100g gạo, 100g khoai môn, rau mùi.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Khoai môn rửa sạch, thái lát nhỏ.
  • Bước 2: Vo gạo để nấu cháo rồi cho khoai môn vào hầm nhừ.
  • Bước 3: Làm sạch lươn, bỏ xương và ruột, lấy tiết và thịt lươn.
  • Bước 4: Phi hành thơm và cho lươn vào đảo đều đến khi chín. Cho lươn vào nồi cháo rồi tắt bếp, múc ra bát cho thêm rau mùi để món ăn hấp dẫn hơn.

Món cháo cá hồi

Món cháo cá hồi rất tốt cho trẻ
Món cháo cá hồi rất tốt cho trẻ

Nguyên liệu: Cá hồi phi lê 30g, hành khô, rau cải bó xôi, cháo trắng, dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch cá hồi bằng cách ngâm gừng để khử mùi tanh, băm nhỏ.
  • Bước 2: Phi hành vào chảo thơm sau đó cho cá hồi vào đảo đều
  • Bước 3: Rau cải rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 4: Đun cháo đến khi sôi rồi cho cá vào, cho rau vào, đảo đều. Cuối cùng thêm vài giọt dầu oliu rồi múc ra bát để bé thưởng thức.

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm

Để đảm bảo sức khỏe của bé được tốt nhất, bạn nên chọn những thực phẩm tươi sống ở các cửa hàng thực phẩm sạch và uy tín. 

  • Lượng thức ăn mua cho bé nên dùng hết trong ngày.
  • Chế biến rau khi vừa mua về
  • Hấp rau củ hoặc nấu chín với ít nước giúp bạn giữ được vitamin trong quá trình đun nấu
  • Nấu chín và vệ sinh sạch sẽ những món như thịt, cá, cua..
  • Không nên cho bé ăn những thức ăn dư thừa.
  • Đun nấu quá lâu rau củ sẽ làm mất đi vitamin
  • Không nên dùng nhiều muối, đường vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thận của bé

Bảo quản đồ ăn dặm cho bé thế nào là tốt nhất?

Có 2 cách bảo quản đồ ăn dặm phổ biến là bảo quản bằng ngăn mát và bảo quản bằng ngăn đông.

Đối với các thực phẩm đã chế biến sẵn, các bà nội trợ thường hay sử dụng ngăn lạnh (tức ngăn mát) để bảo quản thức ăn. Hầu hết các món ăn dặm của trẻ đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc, nếu sử dụng trong ngày bạn có thể cho thực phẩm đã chế biến vào hộp đậy kín vào ngăn mát, khi nào cần cho trẻ ăn thì hâm lại cho nóng.

Còn đối với việc bảo quản bằng ngăn đông, các mẹ sẽ vào bếp nấu đủ khẩu phần cho bé trong cả tuần. Sau đó chia nhỏ ra từng phần và sử dụng ngăn đông để bảo quản. Sau khi bỏ thực phẩm từ ngăn đông ra ngoài, các mẹ có thể rã đông bằng các cách như: rã đông bằng ngăn mát, rã đông bằng lò vi sóng, rã đông bằng cách đun cách thủy….

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý không nên bảo quản đồ ăn dặm quá lâu vì sẽ dẫn đến hư hỏng và mất đi các chất dinh dưỡng cho trẻ. Các lọ thủy tinh dễ bị nứt, vỡ cũng không nên được lựa chọn sử dụng khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ.

Hy vọng sau bài viết này, mẹ có thể có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình cho bé ăn dặm nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.