Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/01

Ăn dặm truyền thống là phương pháp lâu đời, phổ biến và được áp dụng nhiều tại các gia đình ở Việt Nam, là cách mẹ xay nhuyễn các loại thức ăn như: rau, củ, thịt, cá,… để tạo các món cháo, bột khác nhau cho bé. Cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Ăn dặm truyền thống là cách nấu bột, cháo lẫn với thịt, rau thành một bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé; tiến độ ăn thô đi dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm người lớn, kéo dài từ 6 tháng đến khi bé được khoảng 2 tuổi. Nếu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vào việc thúc đẩy bé tập ăn thức ăn thô và tự làm chủ bữa ăn thì ăn dặm truyền thống mang đặc trưng của sự kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau mà mẹ lựa chọn.

Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

Ưu điểm:

  • Đảm bảo cho bé những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Tuân thủ phương pháp ăn dặm theo các giai đoạn sẽ tạo thói quen tốt về ăn uống cho bé, tránh trường hợp bé biếng ăn và dạ dày phải làm việc quá sức từ sớm.
  • Việc chế biến của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian, cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi.

Nhược điểm:

  • Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm rồi chế biến khiến bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn khác nhau, dẫn tới việc nhanh ngán hoặc không thèm ăn, không muốn ăn.
  • Bé biết ăn thô muộn, nhất là khi mẹ không để ý tới việc tăng dần độ thô theo tháng tuổi trong thức ăn của bé.
  • Bé không có thói quen tập trung ăn uống.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Cách thức cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn với cách thức, liều lượng và thời gian như sau:

  • Bú sữa Mẹ/hoặc sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé.
  • Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa/ngày.
  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé được 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa nữa trước 7 giờ tối.
  • Dạng thực phẩm: lỏng hoặc nghiền nhuyễn (thường tỷ lệ 1 gạo/10 nước).
  • Lượng thức ăn dặm: bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu món mới cho bé, tăng dần theo sự hào hứng ăn và thời gian khi bé đã thích ứng. Tuy nhiên, tối đa một ngày Mẹ cũng chỉ cho Bé ăn khoảng 7 thìa 1 lần ăn.
  • Thứ tự nhóm thực phẩm cho Bé tập ăn:

Nhóm 1: ngũ cốc (bắt đầu từ cháo trắng nghiền nhỏ)

Nhóm 2: rau, quả (nghiền thật nhỏ, rây kĩ)

Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ (nghiền nhuyễn, xay nhỏ).

Gợi ý công thức nấu các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Món cháo thịt bò măng tây

Nguyên liệu

  • Nửa bát cháo trắng
  • 1 cây măng tây
  • 10g thịt bò
  • Dầu ăn (ô liu, dầu mè)
  • 1 tép tỏi nhỏ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước lạnh, măng tây lấy phần non cắt khúc
  • Thịt bò băm nhuyễn. Khi đã chuẩn bị xong thì bắt nồi lên bếp cho ít dầu ăn và tỏi vào phi thơm.
  • Cho thịt bò, măng tây vào xào đều đến khi chín thì tắt bếp, đợi nguội rồi mang đi xay nhuyễn. (Có thể cho vào cháo xay chung)
  • Nấu cháo thật nhuyễn rồi cho hỗn hợp trên vào, dùng đũa khuấy đều vài phút rồi tắt bếp.
  • Sau đó múc ra bát và bắt đầu cho bé thưởng thức.

Góc chia sẻ:  Ngoài những món cháo mẹ tự tay nấu cho bé thì các mẹ có thể tham khảo thêm các loại bột ăn dặm tốt cho trẻ tại đây.

Món cháo tôm nấu rau chân vịt

Món cháo tôm nấu rau chân vịt
Món cháo tôm nấu rau chân vịt

Nguyên liệu

  • Nửa bát cháo trắng
  • 3 con tôm
  • 1 nắm rau chân vịt (lấy phần lá)
  • Dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở sống lưng, rau rửa sạch
  • Sau đó xay hoặc băm nhỏ tôm và rau nhớ để riêng
  • Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ nấu liu riu cho tôm mềm
  • Khi gần chín mới cho rau chân vịt vào.
  • Khuấy đều đợi 1 lúc là được.

Món súp nấm

Món súp nấm
Món súp nấm

Nguyên liệu:

  • 4 miếng nấm sò
  • 1 củ khoai tây nhỏ, hấp chín, nghiền nát
  • 1 củ khoai lang nhỏ, hấp chín, nghiền nát
  • 1 ly sữa mẹ
  • 1 hoặc nửa cốc nước lọc

Cách thực hiện:

  • Xay nấm sò rồi nấu chín
  • Cho tất cả các nguyên liệu khác vào nồi, trộn đều rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 5-7 phút đến khi thấy hỗn hợp có độ đặc. Nếu thích mẹ có thể nấu cùng một chút gạo.

Món súp gà

Món súp gà
Món súp gà

Nguyên liệu:

  • 1 thìa dầu oliu
  • 1/4 củ hành tây, 1 củ tỏi, rau cần tây, ớt chuông, cà rốt, khoai tây, cải bắp. Tất cả đều cắt nhỏ.
  • 2 muỗng canh thịt gà thái nhỏ
  • 2 đến 3 chén nước luộc gà
  • 1/2 chén mì ống xoắn ốc đã nấu chín
  • 88ml sữa mẹ

Cách thực hiện:

  • Cho dầu oliu, hành tây và tỏi vào nồi rồi nấu cho đến khi thấy mềm. Cho thịt gà cắt nhỏ vào nấu cùng trong khoảng 3-5 phút.
  • Đổ thêm nước luộc gà vào đun sôi. Cho sữa vào và tiếp tục đun sôi trong 10 phút.
  • Cho thêm mì vào nồi rồi nấu chín trong 3 phút. Tiếp đến cho cà rốt, khoai tây, ớt chuông và cần tây vào nồi rồi đun thêm 5 phút.
  • Thêm bắp cải và nấu tiếp trong 2 phút nữa. Sau đó mẹ chỉ cần đổ ra bát rồi cho trẻ ăn.

Món cháo thịt gà rau ngót

Món cháo thịt gà rau ngót
Món cháo thịt gà rau ngót

Nguyên liệu: Gạo 50g, thịt gà 30g (chỉ lấy phần thịt không có xương), rau ngót 10g, dầu ăn dặm cho bé 1 thìa cà phê.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Với món cháo gà rau ngót thì bạn cần xay nhỏ thịt gà và rau ngót để trẻ có thể ăn được mà không lo bị hóc.
  • Bước 2: Sau khi xay thịt và rau ngót xong thì chúng ta nên cho tất cả những nguyên liệu này vào nồi nấu cháo và cắm điện sau đó chọn chế độ nấu là được.
  • Bước 3: Sau khi hết thời gian thì cháo đã nhừ nhuyễn và không cần xay lại nữa mà bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp.
Món cháo thịt heo rau cải
Món cháo thịt heo rau cải

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 40g.
  • Thịt heo: 70 gram thịt nạc.
  • Rau cải xanh: 7 – 10 lá và búp cải.
  • Dầu ăn dặm cho bé, hạt nêm, mắm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gạo vo sạch sau đó đem ngâm với nước lạnh từ 1 – 2 tiếng cho gạo mềm hơn. Rau rửa sạch ngâm qua với nước muối loãng 5 phút. Ngâm xong, bạn cho rau vào để cho ráo nước và thái thật nhỏ.
  • Bước 2: Thịt lợn rửa sạch, thái thành các lát mỏng sau đó đem băm hoặc xay nhỏ. Băm xong, bạn ướp thịt với một ít gia vị như mắm, hạt nêm để thịt được đậm vị hơn. Ướp thịt xong, bạn cũng chờ cho thịt ngấm trong lúc đi nấu cháo.
  • Bước 3: Cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo cho đến khi hạt gạo nở bung. Bạn cho phần thịt đã băm vào khuấy đều cho thịt chín rồi cho tiếp phần rau cải vào.
  • Bước 4: Bạn tiếp tục ninh cháo cho đến khi phần rau cải mềm nhuyễn và phần cháo hơi sánh là được. Nêm lại gia vị của nồi cháo cho vừa khẩu vị của bé.

Gợi ý thực đơn ăn dặm chi tiết theo tuần cho bé 5 tháng tuổi

Tuần đầu tiên: Mẹ nên cho Bé ăn khoảng từ 5ml – 10ml cháo trắng.

Tuần thứ hai: Ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), Mẹ có thể thêm cà rốt (5ml), bí đỏ (5ml), khoai tây (5ml) hoặc cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.

Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với thực phẩm ăn mới, mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cho Bé ăn mỗi ngày. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi sẽ bao gồm cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày sẽ ở khoảng 40ml – 50ml.

Tuần thứ tư: Mẹ duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3 nhé!

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Đối với bé được 5 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm, dù đây không phải là thời điểm quá sớm để ăn dặm nhưng mẹ cũng cần phải lưu ý những nguyên tắc sau:

Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Ban đầu, mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn bằng cách chỉ cho bé ăn 1 thìa cafe thức ăn trong một bữa. Sau đó, mẹ sẽ tăng dần số lượng lên.

Trong giai đoạn này, mẹ nhớ vẫn cho bé bú sữa hoặc uống sữa công thức nhé!

Chọn thực phẩm ăn dặm cho bé: Khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé 4 tháng, mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nguồn dưỡng chất đó là:

  • Đường bột: Bột gạo, ngũ cốc, bánh mì,…
  • Chất đạm: Thịt nạc, cá, sữa, đậu, lòng đỏ trứng,…
  • Vitamin và chất xơ: Các loại rau, củ, quả
  • Chất béo: Dầu cá hồi, dầu đậu nành,…

Cho bé ăn từ bột ngọt sang bột mặn: Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên lựa chọn loại bột ngọt trước. Vì loại bột này sẽ giúp bé dễ thích nghi hơn, mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau củ rồi trộn với sữa hoặc bột gạo nấu chín.

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy chuyển sang bột mặn để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, các mẹ có thể tham khảo bài viết: Thuộc lòng 5 nguyên tắc nấu cháo ăn dặm cho bé.

Cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm cần lưu ý điều gì?

Một vài lưu ý cần thiết mà mẹ nên biết để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm mà vẫn đảm bảo được trẻ có một sức khỏe tốt nhất đó là:

  • Khi bắt đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê.
  • Khi giới thiệu cho bé một món ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày. Mẹ nhớ là luôn luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để nhận biết được khẩu vị của bé.
  • Trong quá trình cho bé ăn, Mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm. Nếu có thì lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn.
  • Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, hoặc các loại ốc, thịt, sữa bò vì dễ gây dị ứng cho bé.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, mẹ cũng không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn rồi thử cho bé ăn lại nhé!

Ngoài ra, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần chứ không nên trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).

Có thể bạn muốn biết: Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Trong quá trình ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều chất đạm như thịt, cá…, thiếu đi các chất xơ từ rau củ hoặc mẹ ép bé ăn quá nhiều thì bé sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ có thể xử lí theo những cách sau:

Bù nước nhanh chóng: Ngay khi phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ phải bổ sung nhiều nước cho trẻ. Bởi vì tình trạng tiêu chảy, nôn mửa khiến trẻ bị mất nước. Bạn cũng có thể nhận ra biểu hiện thiếu nước của trẻ thông qua các đặc điểm như khô môi hay số lần đi tiểu, màu sắc làn da, nước tiểu. Bù nước cho trẻ cũng phải đúng cách, cho trẻ uống chậm chậm từng muỗng, mỗi lần khoảng 7 muỗng cà phê nước, không nên cho trẻ uống 1 lần quá nhiều nước.

Cho trẻ uống nước ép cà rốt: Đây là loại thức uống rất tốt nếu như trẻ bị tiêu chảy, nó có thể làm sạch ruột và cầm tạm thời chứng tiêu chảy cấp.

Với những thông tin cung cấp trong bài viết, hy vọng mẹ sẽ có thêm được những kiến thức cần thiết khi cho bé ăn dặm nhé!

Góc chia sẻ thêm: Nếu bạn đang có nhu cầu in tem nhãn tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.