Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 16/01

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cùng tìm hiểu về phương pháp cũng như thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngay sau đây.

Đặc điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam do những ưu điểm hợp lý và có cơ sở khoa học. Một số đặc điểm dễ nhận biết nhất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đó là:

  • Cho bé ăn thô đúng thời điểm: Trẻ ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu làm quen với thức ăn ngay bằng cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột. Sau này, độ thô của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.
  • Ăn riêng từng loại thức ăn: Khác với ăn dặm truyền thống, một khay thức ăn của trẻ ăn dặm kiểu Nhật bao giờ cũng đủ ba nhóm thực phẩm: Tinh bột, vitamin và chất đạm theo tiêu chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn.
  • Để trẻ tập ăn nhạt, ăn dò từng loại thực phẩm từ rau củ đến thịt cá để làm quen dần.
  • Tinh thần của ăn dặm kiểu Nhật: Cho bé ăn trên ghế, không ăn rong, bật tivi. Khi trẻ không ăn nữa, tuyệt đối không thúc ép nhồi nhét.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật so với phương pháp ăn dặm truyền thống:

  • Thứ nhất, bé sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn so với các bé cùng độ tuổi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống.
  • Thứ hai, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không nêm gia vị, vì ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé.
  • Thứ ba, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không đòi hỏi ép bé ăn nhiều, không tạo tâm lý sợ hãi khi ăn uống cho bé, tạo lập thói quen tự ngồi ăn cho bé, bé sẽ ăn nhanh và tập trung hơn.
  • Thứ tư, bé sẽ có thời gian làm quen với từng vị, từng loại thức ăn, từ đó các mẹ có thể sớm phát hiện ra con bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Thứ năm, mẹ dễ dàng thiết lập khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Điều này vừa mang đến các món ăn đa dạng cho con, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Chính vì 5 ưu điểm trên mà rất nhiều mẹ Việt Nam đã ưu tiên phương pháp ăn dặm này hơn là kiểu ăn dặm truyền thống.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi

5 món ăn dặm kiểu Nhật dễ nấu

Món cà rốt nghiền

Món cà rốt nghiền
Món cà rốt nghiền

Nguyên liệu: cà rốt nghiền (2 thìa cà phê), cháo trắng (2 thìa cà phê).

Cách làm: nghiền cháo rồi cho ra bát. Nghiền cà rốt rồi cho lên trên cháo. Khi cho bé ăn mẹ có thể cho bé ăn 1 thìa cháo trắng trước rồi cho bé ăn 1 thìa cà rốt nghiền sau. Mẹ cũng có thể trộn 2 thứ với nhau và cho bé ăn cùng một lúc.

Món súp sữa bí đỏ

Món súp sữa bí đỏ
Món súp sữa bí đỏ

Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cốc sữa (60ml)

Cách nấu món súp sữa bí ngô ăn dặm cho bé 6 tháng: Mẹ đem bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đun chín trong 5 phút. Pha sữa bột theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu rồi cho bí đỏ đã chín tới vào đun nhỏ lửa tới khi nào mềm nhừ. Đem hỗn hợp trên nghiền nhỏ.

Món cháo đậu cô ve

Món cháo đậu cô ve
Món cháo đậu cô ve

Nguyên liệu: Cháo trắng (2 thìa cà phê), đậu cô ve nghiền (2 thìa cà phê).

Cách làm: đậu cu ve đã được nhặt và rửa sạch đem trần qua để bớt mùi nồng rồi luộc chín tới mềm. Cho đậu đã nghiền vào bát cháo trắng và cho bé ăn.

Món cháo rau chân vịt

Món cháo rau chân vịt
Món cháo rau chân vịt

Nguyên liệu: Cháo trắng (2 thìa cà phê), rau chân vịt nghiền (2 thìa cà phê).

Cách làm: Rau chân vịt (chỉ lấy lá) đem rửa sạch rồi đem luộc tới chính và nghiền nát. Trộn với cháo trắng và cho bé ăn.

Món súp bánh mỳ rau củ

Món súp bánh mỳ rau củ
Món súp bánh mỳ rau củ

Nguyên liệu: 6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng của rau củ, 10g cà chua và một chút phô mai.

Cách làm: Sử dụng bánh mỳ đã loại bỏ viền cứng, xé nhỏ và đun với nước dùng rau củ tới khi bánh mỳ mềm ra và nở trương. Cà chua hấp chín đem băm nhỏ (mẹ cũng có thể sử dụng tương cà chua với lượng 1 thìa cà chua) và để nên trên bát súp cùng với một chút phô mai sợi.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo công thức của bà mẹ Nhật Bản

Các mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm theo từng tuần của một bà mẹ Nhật Bản đã thực hiện để áp dụng cho bữa ăn của các bé nhé!

Tuần 1:

  • Ngày đầu tiên: Cháo trắng (1 thìa)
  • Ngày 2: Cháo trắng (1 thìa)
  • Ngày 3: Cháo trắng (1 thìa)
  • Ngày 4 :Cháo trắng (1 thìa)
  • Ngày 5: Cháo trắng (2 thìa)
  • Ngày 6 :Cháo trắng (2 thìa)
  • Ngày 7: Cháo trắng (2 thìa)

Tuần 2:

  • Ngày 8: Cháo trắng (3 thìa) – Bí dỏ nghiền (1/2 thìa)
  • Ngày 9 :Cháo trắng (4 thìa)- Bí đỏ nghiền (1/2 thìa)
  • Ngày 10:: Cháo trắng (4 thìa)- Cà rốt nghiền (1 thìa)
  • Ngày 11: Cháo trắng (4 thìa) – Cà rốt nghiền (1 thìa)
  • Ngày 12 :Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (1 thìa)
  • Ngày 13: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (½ thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa)
  • Ngày 14 :Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền (1 thìa)

Tuần 3:

  • Ngày 15 : Cháo trắng (5 thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) – Cà chua nghiền (1 thìa)
  • Ngày 16 : Súp bí đỏ (8 thìa) – Cà chua và nước táo(2 thìa)
  • Ngày 17 :Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa)
  • Ngày 18 : Súp khoai tây (7 thìa) – bí đỏ nghiền (3 thìa)
  • Ngày 19 : Súp cà rốt (thìa 7) – Khoai tây nghiền (3 thìa)
  • Ngày 20 : bí đỏ nghiền (8 thìa) – – súp bắp cải (3 thìa)
  • Ngày 21: bông cải xanh (thìa 7) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa)

Tuần 4:

  • Ngày 22 :Cháo trắng (6 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – bông cải xanh nghiền (2 thìa)
  • Ngày 23 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền (4 thìa)
  • Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai tây nghiền (3 thìa)
  • Ngày 25 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai lang nghiền (2 thìa)
  • Ngày 26 :Cháo trắng (7 thìa) – khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa)
  • Ngày 27 :Bông cải xanh nghiền (8 thìa) – Cá bơn sốt cà chua (2 thìa)
  • Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc (1 thìa)

Tuần 5:

  • Ngày 29 : Đậu phụ nghiền (8 thìa) – khoai tâyvà cà rốt nghiền (3 thìa) – Nước đào (1 thìa)
  • Ngày 30 : Bông cải xanh (8 thìa) – nghiền bí đỏ (2 thìa) – Đậu phụ luộc (1 thìa)
  • Ngày 31 : Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa)
  • Ngày 32 : Cháo bánh mỳ (7 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – Cải ngọt nghiền (1 thìa)
  • Ngày 33 : Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) – bí đỏ nghiền (2 thìa)
  • Ngày 34 : Cà rốt (8 thìa) – Hỗn hợp món bánh gồm của khoai môn, hành tây, khoai tây, cá bơn, bông cải xanh (4 thìa)
  • Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) – nghiền cà rốt (2 thìa) – bông cải xanh nghiền (2 thìa)
  • Cho con ăn dặm kiểu Nhật cần lưu ý điều gì?

7 lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật đó là:

  • Mẹ nên nấu cháo với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của con.
  • Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
  • Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
  • Không thúc ép trẻ ăn
  • Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

Bảo quản đồ ăn dặm như thế nào?

Có hai cách để mẹ có thể bảo quản đồ ăn dặm cho bé đó là bảo quản bằng ngăn mát và bảo quản bằng ngăn đông (ngăn đá).

Sau khi chế biến thức ăn xong, mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành từng phần vừa đủ cho một cữ ăn của trẻ để đảm bảo vệ sinh an toàn, đồng thời giúp việc chuẩn bị của các mẹ dễ dàng hơn.

Các mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành từng phần vừa đủ một bữa ăn của trẻ.

Bảo quản thức ăn trong ngăn mát tủ lạnh

Thời gian sử dụng: Trên 2 ngày

Cách bảo quản: Chia thức ăn thành từng phần trong các lọ thủy tinh sạch, đậy nắp; hoặc sử dụng các hộp đựng thức ăn có nắp sẵn.

Bảo quản trên ngăn đá tủ lạnh

Thời gian sử dụng: Trên 3 tháng

Cách bảo quản 1: Đông lạnh thức ăn cho bé trong các khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải. Sau đó đựng trong hộp kín, dán nhãn ngày cũng như tên thức ăn trên hộp.

Cách bảo quản 2: Các mẹ có thể sử dụng khay thức ăn với lớp nilon chuyên dụng, dùng để bọc thức ăn. Khi thức ăn đã đông, đựng trong hộp kín và dán nhãn ngày cũng như tên thức ăn trên hộp. Hoặc bảo quản nguyên phần thức ăn trong túi. Khi rã đông, chia nhỏ thành các phần và giữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho mẹ trong quá trình cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm nhé!

Xem thêm: Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.