Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/01

Cách nấu cháo tôm rau ngót cho bé ăn dặm đang được rất nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là các mẹ. Bà mẹ nào cũng sẽ gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn món ăn dặm nào tốt cho bé. Để tìm ra món ăn hợp ý mình không dễ dàng một chút nào. Sau đây là cách nấu cháo tôm rau ngót cho bé ăn dặm.

Cách chọn tôm tươi

Kiểm tra độ rộng giữa các khớp của tôm

Để kiểm tra độ tươi của tôm (nhất là đối với các loại tôm to), bạn đưa tôm ra ánh sáng và kéo dài con tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Nếu phần khớp này rộng chứng tỏ tôm kém tươi do để quá lâu hoặc để trong tủ đông trong thời gian dài.

Khớp trên lớp vỏ và thịt tôm rộng chứng tỏ tôm kém tươi

Hình dáng của tôm

Với những con tôm hỏng, thân chúng thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm sống.

Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt

Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường. Để kiểm tra vấn đề này, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.

Cách nấu cháo tôm rau ngót cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món cháo tôm rau ngót cho bé ăn dặm:

Ngoài ra, để biết thêm các món cháo tôm khác. Mời các bạn tham khảo thêm tại: cháo tôm cho bé ăn dặm.

Cách sơ chế nguyên liệu như sau:

  • Gạo và đậu xanh trộn lẫn với nhau rồi đem vo sạch, để riêng.
  • Rau ngót lặt sạch, rửa kĩ và để ráo. Sau đó đem vò nát và băm nhuyễn, để riêng.
  • Tôm cắt bỏ đầu và đuôi, sau đó lột vỏ và tách bỏ phần sợi chỉ đen dọc sống lưng tôm. Tiếp theo, bạn đem tôm đi rửa sạch và băm nhuyễn. Trộn tôm băm nhuyễn với một chút xíu nước mắm vào để ướp.

Cách nấu cháo tôm rau ngót cho bé ăn dặm như sau:

cháo tôm rau ngót cho bé ăn dặm 1

  • Cho gạo và đậu xanh vào nồi, cho lên bếp để nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ thì cho nhỏ lửa hết cỡ, đun liu riu trên bếp.
  • Bật bếp, chờ cho chảo nóng già thì cho 1 muỗng dầu olive vào, tráng đều mặt chảo. Khi dầu sôi thì cho tôm băm nhuyễn trộn phô mai vào xào chín. Khi tôm chuyển sang màu hồng và dậy mùi thơm thì tắt bếp.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các món cách nấu cháo cho bé ăn dặm.

  • Tiếp nữa, bạn trút phần tôm xào này vào nồi cháo đang ninh nhừ, khuấy đều. Sau đó, bạn cho rau ngót và phô mai vào, khuấy thật đều tay và chờ cho cháo sôi lại một lần nữa thì tắt bếp. Khi cháo bớt nóng bạn hãy cho bé thưởng thức nhé.

Ngoài ra, các bạn muốn biết thêm chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 3 tuổi. Mời các bạn tham khảo thêm tại: thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 0-3 tuổi.

Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm đúng cách?

1. Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp cho trẻ ăn dặm đúng cách

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, khi cho trẻ ăn dặm đúng cách, bạn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt ngay cả khi bé đã bắt đầu quen với những thực phẩm bên ngoài.

2. Cho trẻ ăn dăm đúng cách với bữa ăn đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm:

  • Nhóm tinh bột.
  • Nhóm chất đạm.
  • Nhóm chất béo.
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất.

3. Cho trẻ ăn tăng dần

  • Từ ít đến nhiều.
  • Từ loãng đến sệt, đặc.
  • Từ mịn đến thô.
  • Từ 1 nhóm đến nhiều nhóm thực phẩm.

4. Chọn sản phẩm phù hợp cho trẻ ăn dặm đúng cách

  • Giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Bổ sung vi sinh vật có lợi giúp bé tăng sức đề kháng.
  • Bổ sung chất sắt, bổ sung các Vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ngoài ra, các bạn muốn biết thêm cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Mời các bạn tham khảo thêm tại: sức khỏe trẻ em.

5. Giúp bé thích thú với bữa ăn dặm

  • Cho bé ăn ĐÚNG ĐỘ TUỔI, chế biến thức ăn phù hợp theo tuổi.
  • Dùng chén muỗng nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh.
  • Tập cho bé ăn đúng giờ, đúng cữ. Khuyến khích bé tập trung trong bữa ăn, không xem tivi, chơi trò chơi hoặc các hoạt động xao nhãng khi đang ăn.
  • Tạo không khí vui vẻ, tránh cáu gắt dọa nạt.
  • Không ăn vặt (bánh kẹo, nước ngọt…) trước bữa ăn.

Góc chia sẻ thêm: Nếu bạn quan tâm đến vấn đề in ấn, bạn có thể tham khảo thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.