Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Khi bé  bước vào giai đoạn ăn dặm, bé bắt đầu có sự thay đổi về tâm lý và thể chất. Do vậy mà hầu như các bé thường gặp vấn đề về sức khỏe khiến các bậc cha mẹ lo lắng và đặt nhiều câu hỏi.

Ở giai đoạn này các mẹ thường xuyên có những thắc mắc như phải cho con ăn thế nào cho hợp lý, ăn bao nhiêu là đủ, khi bé gặp các biểu hiện như nôn trớ, dị ứng, đi ngoài phân lỏng… thì cần phải làm thế nào?

Ở bài viết dưới đây suckhoetretho.info sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường xuyên gặp phải ở trẻ ở giai đoạn ăn dặm.

Nên cho bé ăn mấy bữa bột một ngày?

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm nên cho bé ăn tối đa 2 bữa bột một ngày. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bột sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, trướng bụng, thừa chất dinh dưỡng.

Nên cho bé ăn mấy bữa bột một ngày?

Có nên cho muối vào thức ăn của trẻ không?

Đối với các bé ở giai đoạn ăn dặm là khoảng từ 4-6 tháng tuổi, lúc này thận của bé chưa được hoàn thiện. Do vậy, không nên cho muối vào thức ăn của trẻ sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến các bệnh như: tim mạch, huyết áp về sau này.

Không nên lo sợ bé bị thiếu i-ốt, bởi trong thành phần của bột ngũ cốc, thịt, trứng, cá, hoa quả, rau và sữa mẹ đã chứa một lượng i-ốt cần thiết.

Các mẹ nên tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé tuổi ăn giặm, hoặc tham khảo những chia sẻ Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì và chưa nên ăn gì?

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa mà mẹ thường xuyên thay đổi loại sữa thì bé có bị ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời là: Không.

Vì hiện nay hầu hết các sản phẩm sữa bột bán trên thị trường đều có bắt nguồn từ sữa bò.

Tuy công thức chế biến và các chất cho vào trong mỗi loại sữa là khác nhau, nhưng về cơ bản thành phần chính là giống nhau. Phụ thuộc vào từng nhu cầu của đối tượng khác nhau, mà các loại sữa có những thành phần dinh dưỡng khác nhau.

Do vậy, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi bé thường xuyên uống các loại sữa khác nhau.

Bé thường xuyên bị nôn mửa khi ăn dặm thì phải làm thế nào?

Bé thường xuyên bị nôn mửa khi ăn dặm

Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra khi các bé mới bước vào giai đoạn ăn dặm. Lúc này, các mẹ nên hết sức bình tĩnh cho bé ăn dần dần, từng thìa một, không nên ép bé phải ăn quá nhiều.

Khi bắt đầu nên cho bé ăn từ 1-2 thìa/ bữa để ruột của bé quen dần, sau đó tăng dần lên 3,4,5 thìa…

Không nên cho bé ăn giặm quá sớm, nguyên nhân bạn có thể tham khảo tại Tác hại của việc cho con ăn dặm sớm là gì?

Khi bé ăn dặm nhưng lại bị dị ứng với một số loại thức ăn thì phải làm thế nào?

Khi bé có biểu hiện bị dị ứng (như da mẩn đỏ) với một số loại thức ăn, nên dừng không cho bé ăn loại thức ăn đó 1 thời gian.

Sau đó nên cho bé ăn dần từng chút một sẽ giúp cơ thể bé thích ứng dần, và không bị dị ứng với loại thức ăn đó nữa.

Bé bị ho, viêm mùi trong khi bú mẹ thì có nên kiêng các loại thức ăn như tôm, cá không?

Theo như phong tục dân gian thì khi bé bị ho, viêm mũi kéo dài người mẹ thường cho bé kiêng tôm, cá vì cho rằng những chất tanh có trong tôm, cá sẽ khiến tình trạng bé bị nặng hơn.

Tuy nhiên thì điều này là hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ. Các mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé bị viêm mũi, ho để có thể tìm ra cách chữa trị phù hợp.

Ở giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, là giai đoạn mà các bà mẹ gặp nhiều khó khăn nhất trong việc chăm sóc bé. Giai đoạn ăn dặm là một giai đoạn hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển trí não của bé, do vậy các mẹ nên thấu hiểu cơ thể bé để có một chế độ ăn hợp lý nhất dành cho bé yêu.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.