Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 17/01

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật Bản cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào để giúp bé phát triển khỏe mạnh? Cùng tham khảo những thông tin về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngay sau đây.

1. Tại sao nên áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ đó, kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Trong khi phương pháp ăn dặm truyền thống thường là những thức ăn được kết hợp với nhau và xay nhuyễn thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự kết hợp của những loại thức ăn thô, cho bé tự cầm và quyết định lượng thức ăn mà bé mong muốn. Phương pháp này giúp kích thích vị giác của bé tốt hơn và bé sẽ chủ động ăn nhờ sự đa dạng các thức ăn thô tự chọn hơn là việc được đút những thức ăn xay sẵn của phương pháp truyền thống.

Tại sao nên áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi
Tại sao nên áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Thứ nhất, bé sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn so với các bé cùng độ tuổi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống.
  • Thứ hai, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không nêm gia vị, vì ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé.
  • Thứ ba, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không đòi hỏi ép bé ăn nhiều, không tạo tâm lý sợ hãi khi ăn uống cho bé, tạo lập thói quen tự ngồi ăn cho bé, bé sẽ ăn nhanh và tập trung hơn.
  • Thứ tư, bé sẽ có thời gian làm quen với từng vị, từng loại thức ăn, từ đó các mẹ có thể sớm phát hiện ra con bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Thứ năm, mẹ dễ dàng thiết lập khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Điều này vừa mang đến các món ăn đa dạng cho con, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Chính vì 5 ưu điểm trên mà rất nhiều mẹ Việt Nam đã ưu tiên phương pháp ăn dặm này hơn là kiểu ăn dặm truyền thống.

2. Những điều cần biết khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

Khi cho trẻ ăn dặm, người Nhật không dùng xương, thịt để nấu nước súp chế biến thức ăn cho trẻ mà sẽ dùng cá khô bào và rong biển để nấu. Nguyên do là những thành phần này có hàm lượng canxi cao hơn.

Nếu muốn áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé, bạn đừng quá băn khoăn về việc chọn lựa thực phẩm. Cho con ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là bạn phải cho bé ăn các thực phẩm đúng như người Nhật. Do đó, thay vì sử dụng cá bào và rong biển để nấu nước súp chế biến thức ăn cho con, bạn có thể dùng các loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ… Đây là những loại thực phẩm rất tốt cho trẻ.

Việc cho con ăn dặm của người Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Do đó, mỗi ngày các bà mẹ Nhật chỉ cho trẻ ăn 1 bữa và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Trong giai đoạn 4 tháng tuổi, các mẹ nên cho con ăn đúng theo kiểu ăn dặm của Nhật là 1 bữa/ngày. Đến khi con lớn hơn, tùy theo sự phát triển của con mà mẹ quyết định nên cho con ăn 1 hay 2 bữa/ngày.

3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé tập ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, thức ăn lỏng, mịn. Mục đích là để cho bé tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn.

Lượng sữa tiêu thụ của bé trong một ngày:

  • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
  • Trẻ uống sữa công thức: ngày 6 cữ, mỗi cữ khoảng từ 90 – 120ml.

Số bữa ăn/ngày: 1 bữa/ngày nên cho bé ăn vào gần trưa (10 giờ). Lượng thức ăn tăng dần: cháo 5 – 30g, rau củ quả 5 – 20g, đạm 5 – 10g.

4. Các món ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Cháo ngô ngọt

Ngô ngọt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé
Ngô ngọt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê.

Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.

Súp bánh mì sữa

Súp bơ và bánh mì
Súp bơ và bánh mì

Nguyên liệu: Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mì gối: 1/4 lát

Cách làm: Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mì bỏ phần viền cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.

Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mì mềm bằng hơi là được.

Cháo đậu cô ve

Cháo đậu cô ve
Cháo đậu cô ve

Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

  • Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ.
  • Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.

Súp khoai tây sữa

Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín. Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ. Cuối cùng là nghiền thành súp.

Thạch táo tươi

Táo giúp phát triển hệ xương rất tốt cho trẻ
Táo giúp phát triển hệ xương rất tốt cho trẻ

Nguyên liệu: 1/4 quả táo, 1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.

Cách làm: Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm.

Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào lò vi sóng trong 30s để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.

Sữa chua dưa lưới

Sữa chua dưa lưới
Sữa chua dưa lưới

Nguyên liệu: 1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g), 2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm: Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Súp bánh mì và táo

Nguyên liệu: 6 lát bánh mì gối (loại 12 lát cắt/bánh), 1/8 quả táo , 100ml nước dùng (ngon nhất là nước dùng gà)

Cách làm: Bỏ phần viền cứng của bánh mì, xé nhỏ, đun với nước dùng cho tới khi bánh mì nở mềm. Dùng máy xay cầm tay hoặc dĩa/đũa quậy cho bánh mì nhuyễn tới độ thô bé ăn. Táo thái lát mỏng, hấp khoảng 2 phút cho chín mềm, cũng nghiền nhuyễn. Khi ăn thì cho táo nghiền lên mặt bát súp, ăn riêng hoặc trộn chung đều được.

7 lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật

  • Mẹ nên nấu cháo với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của con.
  • Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
  • Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
  • Không thúc ép trẻ ăn
  • Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày

5. Cách bảo quản đồ ăn dặm

Có 2 cách bảo quản đồ ăn dặm phổ biến là bảo quản bằng ngăn mát và bảo quản bằng ngăn đông.

Đối với các thực phẩm đã chế biến sẵn, các bà nội trợ thường hay sử dụng ngăn lạnh (tức ngăn mát) để bảo quản thức ăn. Hầu hết các món ăn dặm của trẻ đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc, nếu sử dụng trong ngày bạn có thể cho thực phẩm đã chế biến vào hộp đậy kín vào ngăn mát, khi nào cần cho trẻ ăn thì hâm lại cho nóng.

Còn đối với việc bảo quản bằng ngăn đông, các mẹ sẽ vào bếp nấu đủ khẩu phần cho bé trong cả tuần. Sau đó chia nhỏ ra từng phần và sử dụng ngăn đông để bảo quản. Sau khi bỏ thực phẩm từ ngăn đông ra ngoài, các mẹ có thể rã đông bằng các cách như: rã đông bằng ngăn mát, rã đông bằng lò vi sóng, rã đông bằng cách đun cách thủy….

Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý không nên bảo quản đồ ăn dặm quá lâu vì sẽ dẫn đến hư hỏng và mất đi các chất dinh dưỡng cho trẻ. Các lọ thủy tinh dễ bị nứt, vỡ cũng không nên được lựa chọn sử dụng khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ. 

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các mẹ đầy đủ những thông tin cần thiết khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.