Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 19/09

Cho bé bú bình là một việc tưởng chừng như vô cùng dễ dàng nhưng thực tế không phải như vậy. Bạn cần biết các bước chuẩn để bé bú bình giúp đảm bảo an toàn và lượng sữa bé uống được đấy.

1. Các bước cho bé bú bình đúng cách

Bước 1: Bế bé đúng tư thế

Một trong những việc cần lưu ý khi cho bé bú bình là không để cho không khí tràn vào trong miệng bé nhằm tránh cho bé bị ợ sữa sau khi bú.

Muốn vậy, mẹ cần bế bé theo một góc nghiêng 45 độ, dùng khuỷu tay đỡ phần đầu và cánh tay đỡ phần lưng của bé, bàn tay mẹ đỡ phần mông và chân của bé.

Đặc biệt, hãy áp thân bé vào người mẹ cho chắc chắn. Ngoài ra, bé cũng nên được ôm nghiêng về phía mẹ, như vậy, bé sẽ được thật sự an toàn trong vòng tay của mẹ.

Tư thế cho bé bú bình

Tư thế cho bé bú bình

Bước 2: Cho con ngậm núm vú cao su

Ngậm vú cao su đúng cách sẽ giúp bảo đảm rằng bé yêu bú đủ sữa và không nuốt phải khí thừa cũng như hình thành thói quen tốt khi bú sữa.

Trước tiên, mẹ cần dạy bé cách ngậm núm vú. Hãy chạm và đưa nhẹ núm vú từ phía môi dưới của bé lên phía mũi, điều này sẽ kích thích bé há rộng miệng. Sau đó, đưa núm vú vào trong miệng bé, hướng núm vú về phía vòm miệng của trẻ.

Bé cần phải ngậm được toàn bộ phần đầu vú. Tuy nhiên, cần chú ý rằng đừng để bé cảm thấy căng thẳng hay khó chịu, nên nhẹ nhàng đặt núm vú phía trên, chứ không phải dưới lưỡi của bé.

“Hãy đặt núm vú cao su vào trong miệng bé và nhẹ nhàng đẩy môi dưới để bé ngậm chặt núm vú. Mẹ có thể dùng ngón tay út nhẹ nhàng đẩy môi bé xuống khi bé đang bú nếu làm vậy giúp bé bú dễ hơn”, Blythe Lipman, tác giả cuốn sách “Help! My baby came without Instructions!” nói.

Bước 3: Chú ý kiểm soát tốt lượng sữa đi qua núm ty

Hiện nay, trên thị trường, núm vú có rất nhiều kích cỡ khác nhau. Núm vú càng lớn thì lượng sữa chảy càng nhanh. Đối với các bé mới sinh, mẹ nên dùng núm vú lỗ nhỏ (S) và tăng kích cỡ núm vú tùy theo độ tuổi của bé.

Thông thường, núm vú đóng vai trò chính trong việc điều tiết lưu lượng sữa mà bé bú được. Mẹ nên giữ sao cho đáy bình bú luôn ở phía trên để núm vú luôn đầy sữa. Như vậy, sẽ giảm thiểu tối đa lượng khí bé yêu nuốt phải.

Bước 4: Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé mẹ nhé

Khi đã nhận biết được thói quen của bé, mẹ sẽ có thể quyết định nên vỗ ợ hơi cho bé khi nào: trong lúc bé đang bú hay khi bé đã bú xong.

Cách vỗ ợ hơi hiệu quả cho bé như sau:

Cách 1: Bế bé lên vai, giữ bé ở tư thế thẳng đứng, chân duỗi thẳng. Một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng giữa 2 xương bả vai, hoặc bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi, khoảng 5-15 phút.

Cách 2: Cho bé ngồi trên đùi, một tay giữ trước ngực, một tay xoa và vỗ lưng tương tự như cách 1. Lưu ý, với bé sơ sinh cổ còn yếu, nên để cho bé ngồi hơi ngã về phía trước một chút để đầu không ngửa ra sau khi vỗ lưng.

Cách 3: Cho bé nằm úp lên 2 đùi của mẹ, đầu nghiêng về một bên, giữ bé bằng một tay ở dưới vai của bé, hoặc giữ bé bằng một tay để ở mông. Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng cho bé như cách 1.

Mẹ đã có một chiếc ghế ngồi làm việc thoải mái chưa. Nếu chưa, mẹ có thể tham khảo ngay một trong các mẫu ghế văn phòng Đức Khang cho góc làm việc của mình nhé.

2. Vệ sinh bình sữa đúng cách

Để phòng tránh việc vô tình đưa những tác nhân có hại vào cơ thể bé, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh khi pha sữa.

Trước hết, bạn hãy rửa tay thật kỹ và đảm bảo khu vực chuẩn bị pha sữa phải sạch sẽ.

Tiếp đến, bạn cần kiểm tra chắc chắn hạn sử dụng của sữa công thức. Chỉ nên sử dụng sữa trong vòng một tháng sau khi mở hộp.

Đun sôi nước sạch và dùng nước mới và không để nước nguội lâu hơn 30 phút trước khi dùng để khuấy sữa công thức. Nước nóng giúp diệt vi khuẩn có thể có trong bột sữa.

Đổ đúng lượng nước sôi quy định vào bình sữa. Tiếp đến, dùng thìa đong đi kèm trong hộp sữa công thức để đo chính xác đúng và đủ lượng bột mỗi lần dùng.

Thìa đong của từng loại sữa công thức có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn những sản phẩm của hãng khác nhưng một công thức lấy sữa chung là bạn chỉ cần múc 1 thìa sữa đầy, gạt ngang là được.

Đừng cố dùng cách lấy một nửa thìa hay một thìa vun, một thìa nén chặt mẹ nhé.

Sau đó, mẹ đổ bột sữa vào bình sữa đã chứa sẵn nước lúc nãy, vặn nắp vặn, đậy nắp ngoài rồi lắc nhẹ để hoà tan hỗn hợp.

Vệ sinh bình sữa đúng cách

Vệ sinh bình sữa đúng cách

Mẹ có thể quan tâm: Cách chăm sóc da mùa hè

3. Những điều mẹ cần tránh khi cho bé bú bình

Làm ấm bình sữa trong lò vi sóng

Sử dụng lò vi sóng làm nóng đồ ăn rất tiện lợi nhưng lò vi sóng có thể làm nóng chai không đều, tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé.

Thay vào đó, hãy để bình sữa dưới nước nóng trong vài phút, đặt nó vào một cái bát có nước nóng hoặc sử dụng máy hâm sữa. Bạn cũng có thể bỏ qua việc hâm nóng hoàn toàn nếu bé hài lòng với đồ uống mát.

Trước khi bạn bắt đầu cho bé ăn, hãy khuấy đều sữa, sau đó kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ một vài giọt ở bên trong cổ tay sẽ cho bạn biết nếu nó quá nóng. Nếu nó quá nóng, bạn có thể làm mát bình sữa bằng cách để dưới vòi nước mát đang chảy hoặc ngâm trong trong một cái chậu nhỏ chứa nước mát.

Nhớ kiểm tra lại độ nóng trên cổ tay của bạn trước khi cho bé uống. Nếu bạn cảm thấy ấm, sữa có thể dùng rồi.

Để cho bé đi ngủ với bình sữa

Điều này không chỉ gây ra nguy cơ nghẹt thở, mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng tai và sâu răng (tất nhiên khi em bé đã có một số răng).

Pha thêm ngũ cốc vào sữa công thức hoặc sữa mẹ

Bất chấp có nhiều quảng cáo cho rằng làm như vậy sẽ giúp em bé của bạn ngủ qua đêm, đây là một điều chắc chắn không nên làm.

Ngũ cốc rất khó cho trẻ nuốt, nếu bạn nghĩ rằng em bé cần được ăn nhiều hơn khuyến cáo, nên tìm gặp người có chuyên môn để được tư vấn.

Pha sữa sai công thức

Có rất nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng trong sữa bột trẻ em, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn chuẩn bị và tuân thủ chúng.

Các công thức khác nhau có thể yêu cầu tỷ lệ khác nhau của bột / chất lỏng với nước. Thêm quá nhiều nước và em bé của bạn sẽ không nhận được dinh dưỡng cần thiết. Thêm quá ít nước, và bạn có nguy cơ mất nước và thận hoạt động quá tải.

Dùng sữa thừa

Tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại lần sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé vì lượng sữa này có thể đã nhiễm khuẩn.

Vi trùng rất dễ sinh sôi trong sữa pha sẵn, nên bạn chỉ nên chuẩn bị sữa ngay trước khi cho bé uống. Không nên pha 2-3 bình để sẵn.

Nếu bạn đi ra ngoài trong ngày, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước sôi để nguội và chia lượng sữa bột cần thiết trong dụng cụ chia sữa. Khi cần uống mới pha thành hỗn hợp sữa mới. Khi hộp sữa đã dùng hết, bạn phải bỏ đi cùng với cả thìa đong đi kèm trong hộp sữa.

Ngoài ra, mẹ nên tham khảo thêm: Những thực phẩm không nên cho bé ăn cùng khi uống sữa.

Bé yêu khi được bú bình đúng cách sẽ làm bé thích thú mỗi bữa ăn và đảm bảo lượng sữa mà bé nhận được. Cùng với đó mẹ cũng nên quan đến các vấn đề xung quanh như vệ sinh bình sữa sạch sẽ, các lưu ý cần tránh khi bé bú bình để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho bé yêu của mình nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.