Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 03/08

Căn bệnh sốt xuất huyết nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất dễ diễn biến phức tạp, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Sốt xuất huyết hiện đang là một dịch bệnh đang bùng phát hiện nay đặc biệt là ở trẻ em dưới 10 tuổi. Để hiểu hơn về căn bệnh này, xin mời các bậc cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây của suckhoetretho.info2 để tìm ra những dấu hiệu điển hình của bệnh sốt xuất huyết.

Căn bệnh sốt xuất huyết nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất dễ diễn biến phức tạp, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Cùng tìm hiểu những triệu chứng điển hình của bệnh, từ đó tìm ra những cách phòng chống và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Tại sao trẻ em dễ bị mắc sốt xuất huyết?

Do thói quen của trẻ thường xuyên thích chơi ở những góc khuất, góc tối, ẩm ướt do vậy dễ bị muỗi tấn công. Đặc biệt là sức đề kháng của trẻ còn yếu, thân nhiệt lại cao, ra nhiều mồ hôi nên thu hút muỗi nhiều hơn. Trẻ em cũng là đối tượng chưa có nhận thức trong việc phòng ngừa bệnh nên rất dễ bị mắc sốt xuất huyết hơn người lớn.

Tại sao trẻ em dễ bị mắc sốt xuất huyết?

Bạn có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc cho bé theo hướng dẫn: Cách chăm sóc bé bị sốt xuất huyết tại nhà, sau đó nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có biệp pháp hữu hiệu

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Tùy thuộc vào cơ địa cũng như sức đề kháng của trẻ mà dấu hiệu sốt xuất huyết lại biểu hiện một cách khác nhau. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ chỉ định có thể chữa trị tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện. Dưới đây là những biểu hiện mà trẻ bị sốt xuất huyết hay gặp phải:

Trong ngày đầu tiên: Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết đó là trẻ bị sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày không đi kèm sổ mũi, đau họng. Mặt bé đỏ ửng, cơ thể bị đau các khớp, cơ. Trong một số trường hợp có thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau họng, cơ thể đau nhức như bị cảm cúm.

Ở ngày thứ 2: Bé vẫn tiếp tục bị sốt cao, ở chân, tay, bụng, cổ, mí mắt xuất hiện những chấm đỏ nhỏ. Nếu bé của bạn được đưa đến viện vào ngày thứ 2 của bệnh thì các bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm ra biểu hiện của bệnh còn ẩn bên trong.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết càng trở nên rõ ràng hơn bởi các nốt đỏ trên da bé trở nên sẫm màu hơn và nhiều hơn. Ngoài ra bé còn bị chảy máu ở vùng niêm mạc như: chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi ngoài ra máu.. Lúc nãy các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để làm xét nghiệm.

Ngày thứ 4 – ngày thứ 6: Đa phần ở thời điểm này bé đã hạ sốt, nhiều bậc cha mẹ thì chủ quan cho rằng con mình đã khỏi bệnh. Nhưng thực ra trong vòng 24- 36 giờ sau khi hết sốt lại là khoảng thời gian dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nhất.

Do vậy mà ở khoảng thời gian này các bậc cha mẹ cần quan sát kĩ những biểu hiện của trẻ để tránh các biến chứng nặng hơn như bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa…

Khi quan sát thấy trẻ có những biểu hiện sốt xuất huyết kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, lạnh chân tay, lừ đừ… thì cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Ngày thứ 7 – 8: Nếu điều trị bệnh đúng cách và trẻ không có biến chứng gì nặng hơn thì đây là thời điểm mà trẻ bắt đầu hồi phục, ăn uống bình thường trở lại. Những nốt ban dưới da sẽ mất dần hoặc ở một số trẻ thì chuyển sang ban phục hồi, da trẻ bị ửng đỏ, có các chấm li ti ở chân tay và cảm giác hơi ngứa.

Trên đây là các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết  mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Khi phát hiện ra trẻ bị sốt xuất huyết các bậc cha mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh hay cạo gió cho bé rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa và điều trị kịp thời.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.