Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 16/01

Nhiều mẹ bỉm sữa gần đây áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ. Ưu điểm của phương pháp này là gì? Thực đơn và cách chế biến món ăn dặm Nhật kiểu gì? Tất cả được giải đáp trong bài viết sau.

1. Đặc điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của phương pháp này là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa; tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.

2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

  • Giúp trẻ nhận biết được mùi vị sớm
  • Tăng khả năng ăn thô sớm cho bé
  • An toàn cho sức khỏe của trẻ
  • Giúp trẻ học cách ăn ngoan thay vì ăn dong, đút ăn lâu như phương pháp truyền thống.

3. Ăn dặm kiểu Nhật cần những gì?

  • Ghế ăn: Ghế ăn sẽ là “trợ thủ” đắc lực vừa giúp mẹ nhàn tênh, vừa rèn cho bé thói quen ăn uống khoa học, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Yếm ăn: Với yếm ăn, bé được thỏa sức khám phá đồ ăn, bốc thức ăn bằng tay, tập cầm thìa, dùng đũa mà không bị bẩn quần áo.
  • Bộ chế biến đồ ăn dặm cho bé: Khác với ăn dặm truyền thống chỉ cần một xoong nấu bột cháo và chiếc máy xay đồ ăn, ăn dặm kiểu Nhật cần nhiều dụng cụ hơn như cối, chày, rây lọc, dụng cụ mài rau củ quả, dụng cụ vắt trái cây.
  • Bát, thìa và cốc tập uống: Mẹ nên chọn loại bát nhựa và thìa tập ăn bằng silicon, vì giai đoạn này nướu lợi của bé rất mềm và dễ bị tổn thương.
  • Hộp trữ đông: Mẹ có thể chọn mua khay trữ đông có nhiều ngăn nhỏ và có nắp đậy. Thức ăn của bé được bảo quản trong hộp trữ đông vừa giữ được hương vị tươi ngon, lại vừa dễ dàng cho mẹ khi rã đông.
  • Cốc nấu cơm nát: Chỉ cần cho cốc nấu cơm nát vào trong nồi cơm điện của gia đình hoặc lò vi sóng, là bé đã có một bữa ăn ngon lành, chẳng tốn thời gian.

4. Cách thức cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên biết

  • Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày cho bé 6 tháng
  • Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, thêm 1 bữa trước 7h tối.
  • Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước.
  • Chất đạm: 5-10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ (trứng ở Nhật to hơn ở Việt Nam))
  • Cháo: 5g – 30 g (gạo, mì, bánh mỳ)
  • Rau: 5 – 20g (cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo…)

Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.

5. Hướng dẫn cách làm thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Hỗn hợp dâu tây, chuối và bánh quy 

Hỗn hợp dâu tây, chuối và bánh quy 
Hỗn hợp dâu tây, chuối và bánh quy

Nguyên liệu:

  • 3 quả dâu tây
  • Vài lát chuối
  • 10 ml sữa mẹ
  • 1 chiếc bánh quy

Cách chế biến: Nghiền nát dây tây, chuối và bánh quy. Sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu rồi cho trẻ thưởng thức.

Súp gà

Súp gà
Súp gà

Nguyên liệu:

  • 1 thìa dầu oliu
  • 1/4 củ hành tây, 1 củ tỏi, rau cần tây, ớt chuông, cà rốt, khoai tây, cải bắp. Tất cả đều xay nhỏ.
  • 2 muỗng canh thịt gà xay nhỏ
  • 2 đến 3 chén nước luộc gà
  • 1/2 chén mì ống xoắn ốc đã nấu chín
  • 88ml sữa mẹ

Cách chế biến:

  • Cho dầu oliu, hành tây và tỏi vào nồi rồi nấu cho đến khi thấy mềm. Cho thịt gà xay nhỏ vào nấu cùng trong khoảng 3-5 phút.
  • Đổ thêm nước luộc gà vào đun sôi. Cho sữa vào và tiếp tục đun sôi trong 10 phút.
  • Sau đó mẹ chỉ cần đổ ra bát rồi cho trẻ ăn.

Bột khoai tây yến mạch

Bột khoai tây yến mạch
Bột khoai tây yến mạch

Nguyên liệu:

  • Vài củ khoai tây thái lát
  • Bột yến mạch giã và xay nhỏ và được sàng cẩn thận
  • 1 quả trứng
  • ½ chén dầu oliu

Cách chế biến:

  • Luộc chín các miếng khoai tây và nghiền nát
  • Đập trứng vào tô cùng với khoai tây đã nghiền
  • Nhúng tiếp vào bột yến mạch và đun lên từ 3 – 4 phút

Súp nấm

Súp nấm
Súp nấm

Nguyên liệu:

  • 4 miếng nấm sò
  • 1 củ khoai tây nhỏ, hấp chín, nghiền nát
  • 1 củ khoai lang nhỏ, hấp chín, nghiền nát
  • 1 ly sữa mẹ
  • 1 hoặc nửa cốc nước lọc

Cách chế biến:

  • Xay nấm sò rồi nấu chín
  • Cho tất cả các nguyên liệu khác vào nồi, trộn đều rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 5-7 phút đến khi thấy hỗn hợp có độ đặc. Nếu thích mẹ có thể nấu cùng một chút gạo.

Yến mạch trái cây 

Yến mạch trái cây 
Yến mạch trái cây

Nguyên liệu:

  • 3 muỗng canh bột yến mạch
  • 1/2 cốc nước trắng
  • Trái cây xay nhuyễn (Mẹ có thể chọn loại trái cây nào cũng được. Ceana thích chuối, xoài, dâu tây và kiwi).

Cách chế biến:

  • Đun sôi bột yến mạch từ 5 đến 7 phút hoặc đến khi chín.
  • Cho trái cây đã được xay lên trên và cho bé ăn là xong.

Cháo ngô ngọt 

Cháo ngô ngọt 
Cháo ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

Cách chế biến:

Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Mẹ nhớ lọc hết bã ngô nhé!

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo từng tuần

Tại thời điểm này, các mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và trứng 2/3 lòng đỏ.

  • Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml),  rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường. Bước sang giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường
  • Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.
  • Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.
  • Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

6. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật cần lưu ý điều gì?

Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ làm quen với chế độ ăn dặm bằng cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Mẹ không cần thêm gia vị vào thức ăn của bé.
  • Trong quá trình cho con ăn dặm, mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn đúng bữa.
  • Khi bé đã biết ngồi thì mẹ hãy để cho con ngồi ăn chung với ba mẹ và tập cho mẹ tự xúc đồ ăn. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
  • Mẹ hãy để trẻ ăn theo nhu cầu của bé chứ đừng thúc ép con ăn.
  • Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày.

7. Cách bảo quản đồ ăn dặm

Mẹ có thể bảo quản đồ ăn dặm cho bé bằng cách chia nhỏ lượng thức ăn và đựng trong các khay nhựa nhỏ hoặc đựng trong hộp thủy tinh là tốt nhất. Sau đó, tùy vào lần sử dụng tiếp theo mà mẹ lựa chọn bảo quản bằng ngăn mát hay ngăn đông. Thức ăn bảo quản bằng ngăn mát yêu cầu mẹ phải sử dụng ngay từ 3-4 ngày sau đó. Còn thức ăn được lưu trữ bằng ngăn đông có thể lên đến 1 tuần hoặc thậm chí 1 tháng, tuy nhiên chúng sẽ không còn tươi ngon như khi bạn sử dụng ngay.

Một vài cách để rã đông thực phẩm khi mẹ bảo quản bằng ngăn đông đó là cho vào lò vi sóng, đun cách thủy….

Trên đây là tổng hợp những thông tin về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng. Hy vọng mẹ sẽ thấy bài viết hữu ích đối với mình nhé!

Có thể bạn muốn biết: 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.