Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 16/01

Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Vậy thực đơn ăn dặm truyền thống như thế nào thì đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé 6 tháng?

1. Tại sao  nên cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, các mẹ nên cho bé tập ăn dặm những bữa đầu tiên khi bé bắt đầu lên 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là bởi vì vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đang dần dần phát triển, có thể thích nghi được với các thức ăn dạng bột.

Nếu như mẹ chỉ cho bé uống sữa như các tháng đầu đời thì sẽ không cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho bé. Bé có thể vẫn đói khi đã uống đủ sữa, có cảm giác thèm ăn hoặc mất tập trung và đòi những thức ăn của mẹ. Khi thấy các biểu hiện này thì chắc chắn mẹ cần cho bé ăn dặm nhé!

Ngoài ra, nếu mẹ cho bé ăn dặm muộn hơn hoặc sớm hơn thì cũng có thể gây ra những trường hợp xấu không mong muốn. Ăn dặm sớm quá có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn còn ăn quá muộn lại làm cho bé thiếu chất dinh dưỡng, không được phát triển tốt.

2. Gợi ý 5 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi

Cháo bột thịt bò mồng tơi

Cháo bột thịt bò mồng tơi
Cháo bột thịt bò mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 4 thìa bột gạo hoặc 40g gạo
  • Lá mồng tơi băm nhuyễn: 1 thìa canh đầy
  • Thịt bò nạc băm nhuyễn: 1 thìa canh đầy
  • Dầu ăn 1 thìa canh đầy
  • Nước 1 bát đầy (250ml)

Cách chế biến:

Cho gạo (bột gạo) và thịt bò băm nhuyễn vào nước nấu sôi, khuấy đều. Cháo chín cho dầu ăn và mồng tơi vào, khuấy đều cho chín. Nhấc cháo xuống để ấm vừa cho bé ăn.

Cháo móng giò nấu với hạt sen

Cháo móng giò nấu với hạt sen
Cháo móng giò nấu với hạt sen

Nguyên liệu: 

  • Móng giò làm sạch.
  • Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm , ngâm nước sôi 3-4 tiếng.
  • Hành hoa thái nhỏ.

Cách chế biến:

Cho gạo, chân giò, hạt sen vào nồi áp suất, nấu đến khi chân giò và hạt sen nhừ là được. Thịt chân giò băm nhỏ rồi xào lên với hành, sau đó cho vào cháo nấu sôi lại là xong.

Cháo đậu phụ và bột yến mạch 

Cháo đậu phụ và bột yến mạch 
Cháo đậu phụ và bột yến mạch

Nguyên liệu:

  • 30g bột yến mạch
  • 10g đậu phụ trắng nghiền nát, rây qua lưới
  • 200ml nước lọc

Cách chế biến:

Cho bột yến mạch cùng 200ml nước lọc đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút.Khi yến mạch đã mềm, mẹ cho đậu phụ vào rồi tắt bếp. Múc ra bát cho bé ăn.

Cháo thịt heo cải ngọt

Cháo thịt heo cải ngọt
Cháo thịt heo cải ngọt

Nguyên liệu:

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
  • Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 1 muỗng canh
  • Nước mắm: một ít
  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến:

  • Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi
  • Cho cải ngọt vào nấu chín mềm, bắc xuống để bớt nóng
  • Trộn vào cháo hoặc bột, thêm dầu ăn và nước mắm rồi cho bé thưởng thức

Cháo sườn non củ quả

Cháo sườn non củ quả
Cháo sườn non củ quả

Nguyên liệu: 

  • Gạo ngon
  • Sườn heo non
  • Cà rốt
  • Đậu cô ve
  • Gia vị.

Cách chế biến: 

  • Sườn cho vào nước luộc 10 phút rồi đổ bỏ nước đầu.
  • Rửa sạch sườn, cho vào ninh cùng gạo nấu cháo.
  • Cà rốt, đậu cô ve cho vào nồi luộc chín rồi băm nhỏ.
  • Sườn gỡ ra băm nhỏ.
  • Cho sườn, cà rốt, đậu cô ve băm nhỏ vào cháo, ngoáy đều và nêm nếm gia vị vừa ăn.

3. Cho bé ăn dặm cần lưu ý điều gì?

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn

Thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng có thể kết hợp bột dinh dưỡng với các loại rau, củ quả. Đối với các bé từ 6 – 8 tháng, mẹ tuyệt đối tránh việc thức ăn không nhuyễn sẽ làm bé hóc.

Phối hợp các nhóm thức ăn 

Mẹ cần cân đối mức độ hợp lý giữa các nhóm thức ăn bổ sung tinh bột như: khoai, gạo, mì.., bổ sung chất đạm như: thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm… Đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất như: cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…,bổ sung chất béo như: dầu, mỡ… cho bé trong các bữa ăn dặm.

Không nên cho bé ăn lặp đi lặp lại một loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng bé thừa chất này nhưng thiếu chất khác. Mẹ nên bổ sung thêm nước hoa quả nhưng tránh cho bé uống vào ban đêm.

Ăn đúng giờ 

Các mẹ nên lập thời gian biểu ăn uống cho bé và nghiêm chỉnh thực hiện để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Thời gian đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ngày với lượng thức ăn ít.

Sau đó từ từ rút dần còn 5 bữa rồi đến 2 bữa/ngày và tăng dần lượng thức ăn. Các bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 giờ để bé kịp tiêu hóa thức ăn.

Tạo hứng thú cho bé khi ăn 

Để mỗi bữa ăn trở thành khoảnh khắc yêu thích của bé, mẹ cần tạo không khí vui vẻ cho bé như: chọn yếm, tô, chén, muỗng nhiều màu sắc, nói lời khen ngợi bé, cho bé ngồi chung với những người khác trong nhà để tạo cảm giác đông vui.

Lưu ý nhỏ rằng mẹ nên tránh gây ồn ào, gây phân tâm cho bé trong bữa ăn vì nó có thể khiến bé muốn làm việc khác và bỏ không ăn nữa.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 

Một điều tưởng như đã quá quen thuộc nhưng các mẹ cũng cần phải nằm lòng nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” khi chế biến thức ăn cho bé.

Đặc biệt, các loại nước ép trái cây bổ sung vitamin cho bé cần phải rửa thật sạch trước khi chế biến. Chọn mua thịt, rau củ quả tươi ngon. Trước khi ăn, mẹ và bé cần rửa sạch tay để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

4. Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Những dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết bé đang bị táo bón đó là:

  • Bình thường bé đi tiêu 3-4 lần/ ngày, nhưng nếu bé bị táo bón bé sẽ đi ít hơn hoặc không đi đại tiện trong vài ngày.
  • Phân cứng hơn, vón cục hoặc có máu.
  • Bé khó khăn trong việc đi đại tiện hoặc quấy khóc khi đi ngoài.
  • Hay khóc, khó chịu, căng thẳng.
  • Bụng bé luôn căng tròn, cứng.
  • Cảm thấy no nhanh chóng, bỏ ăn, ăn mất ngon.
  • Có thể hay ợ hơi, buồn nôn và nôn trớ.

Có một số nguyên nhân khiến cho trẻ bị táo bón khi ăn dặm như sau:

  • Thức ăn dặm quá nhiều tinh bột và ít chất xơ, hoặc bé ăn quá nhiều sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa công thức. Ngoài ra, có thể bé nhạy cảm với một số loại thức ăn nhất định nên dẫn đến táo bón.
  • Khi đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức bé rất dễ bị táo bón do loại sữa không thích hợp hoặc không dung nạp được lactose trong sữa.
  • Trẻ gặp một số rối loạn chuyển hóa thức ăn, bị tưa miệng, viêm họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon, dẫn tới tiêu hóa kém.
  • Một số trường hợp hiếm gặp gây ra táo bón ở trẻ là do trẻ bị dính ruột già, phình đại tràng.

Khi trẻ bị táo bón trong quá trình ăn dặm, mẹ nên làm gì?

Trẻ bị táo bón mẹ phải làm sao?
Trẻ bị táo bón mẹ phải làm sao?
  • Thay đổi các loại thức ăn dặm, thêm nhiều chất xơ hơn từ các loại rau, củ, quả,…Thay vì cho ăn tinh bột tinh chế thì mẹ nên cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch,…
  • Đảm bảo các bữa ăn nhỏ, không cho trẻ ăn quá no mỗi lần.
  • Xay nhuyễn các loại thực phẩm để bé dễ tiêu hơn.
  • Không nên cho bé ăn nhiều loại trái cây nhiều đường, bạn nên chọn quả như táo, lê, mận, đào,… cho bé trong quá trình ăn dặm.
  • Cho bé bú sữa thường xuyên xen kẽ với việc ăn dặm để tránh bị mất nước.
  • Cho bé vận động nhiều hơn vì nó sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất.
  • Mát xa bụng cho bé mỗi ngày để giúp kích thích nhu động ruột và giúp bé thư giãn hơn.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết cũng như thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm nhé!

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.