Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Cập nhật vào 26/12

Sức khỏe của trẻ là điều mà cha mẹ rất quan tâm bởi sức đề kháng của trẻ còn non yếu. 1 trong những điều cha mẹ lo lắng là trẻ hay bị đau bụng.Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí đau của trẻ thì có thể bị những bệnh khác nhau. Vậy trẻ hay bị đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đau bụng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị đau bụng, có thể là do: trẻ ăn quá no, bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… hoặc cũng có thể là biểu hiện của những bệnh như: lồng ruột, viêm ruột thừa, đau dạ dày.

Thường thì đau bụng chính là biểu hiện của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí đau của trẻ thì có thể bị những bệnh khác nhau.

Khi bé yêu nhà bạn bị đau bụng, hãy hỏi bé xem bé bị đau ở vị trí nào để các bậc cha mẹ có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, có rất nhiều bệnh có thể xảy ra quanh năm, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Các mẹ hãy tham khảo Những nguyên nhân gây sốt xuất huyết thường gặp và cách phòng tránh, qua đó có biện pháp phòng ngừa cho bé.

Dấu hiệu bệnh khi trẻ bị đau bụng

Trẻ bị đau bụng dưới

Trẻ bị đau bụng dưới

Nguyên nhân trẻ bị đau bụng dưới có thể do bị rối loạn tiêu hóa làm các dây thần kinh ở đại tràng bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn tới các cơ vòng nằm trong ống tiêu hóa khi co thắt không được đều. Nếu trẻ vừa bị đau bụng lại có những triệu chứng như: tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, thay đổi thói quen khi đi đại tiện thì cũng có thể kết luận bé đã bị rối loạn tiêu hóa.

Các mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc cho bé 1 tháng tuổi tại:

Trẻ bị đau bụng vùng quanh rốn và vùng bụng phía dưới bên phải

Đây là biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa. Khi lỗ thông giữa mang tràng và ruột thừa bị nghẽn thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và cư trú, phát triển thành bệnh viêm ruột thừa. Người bị viêm ruột thừa thường có những triệu chứng như: đau bụng ở vùng rốn sau đó thì lan xuống vùng bụng phía bên phải. Khi đau nhiều sẽ có biểu hiện như bị táo bón, tiêu chảy.

Đối với các bé hơn 2 tuổi thì sẽ có biểu hiện bị viêm ruột thừa gần giống với của người lớn, còn đối với trẻ dưới 2 tuổi sẽ có một số biểu hiện khác như: chướng bụng, đầy hơi, quấy khóc, trớ, sốt nhẹ, khi sờ vào bụng thì khóc thét lên, mặt bé xanh xao.

Khi trẻ gặp phải những biểu hiện trên thì cha mẹ nên đưa bé ngay đến bệnh viện để đưa tư vấn và chữa trị kịp thời. Bởi nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ bị vỡ ruột thừa làm các vi khuẩn xâm nhập ra các bộ phận khác của cơ thể và gây nguy hiểm.

Ngoài những vấn đề về sức khỏe trên, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề về sức khỏe khá quan trọng nữa đó là sức khỏe học đường. Trẻ ngồi học lâu trên ghế, ngồi sai tư thế hay ngồi trên những chiếc ghế không thoải mái, không đúng tiêu chuẩn sẽ dễ bị các bệnh học đường như: cong vẹo cột sống, khó chịu…. Bạn có thể tham khảo những mẫu ghế xoay trẻ em của Nội thất Hòa Phát, với thiết kế tiêu chuẩn, màu sắc đẹp mắt…. chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Trẻ bị đau vùng bụng trên rốn và dưới phần ức

Đây là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày, rất có thể dễ nhầm với các bệnh khác. Khi trẻ bị loét dạ dày thì cơn đau có thể diễn ra nhiều lần kết hợp với những triệu chứng như: biếng ăn, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, ợ chua hay quấy khóc.

Nếu như gặp phải tình trạng nôn ra máu hay đi đại tiện phân đen thì khi đó dạ dày đã bị tổn thương sâu sắc dẫn đến việc máu chảy vào thành dạ dày.

Đau vùng bụng trên rốn và dưới phần ức

Đau vùng bụng giữa ở phía trên

Đây có thể là biểu hiện của bệnh sỏi mật, bệnh này thường gặp ở nữ giới. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sỏi thận là đau bụng giữa sau đó chuyển dần về phía bên phải xuống phía dưới khung của xương sườn.

Ngoài những bệnh lý trên thì trẻ em bị đau bụng cũng có thể do bị lồng ruột: thường gặp ở bé trai dưới 2 tuổi. Hoặc có thể do trẻ bị ngộ độc thức ăn.

Đau bụng là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, trên đây là một số dấu hiệu và những căn bệnh mà trẻ có thể mắc phải. Hi vọng thông qua bài viết các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức để phòng ngừa và chữa trị kịp thời cho bé yêu.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.