Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 12/12

Lần đầu làm mẹ quả là rất hồi hộp và mong ngóng được nhìn thấy con. Khi thai nhi 3 tuần tuổi, mẹ đã siêu âm được chưa? Và cần lưu ý điều gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Nếu 2 tuần đầu, sự phát triển của thai nhi trong bụng đối với mẹ vẫn còn rất mơ hồ, thì ở tuần thai thứ 3 mẹ đã có thể cảm nhận được cảm nhận nho nhỏ rằng mình đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Tuần này mẹ đã có thể đến gặp bác sỹ để thực hiện các xét nghiệm và siêu âm thai.

Siêu âm khi thai nhi 3 tuần tuổi vẫn là còn khá sớm để mẹ có thể nhìn thấy con rõ ràng. Thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi thì mẹ sẽ được nhìn thấy hình ảnh bào thai đang “làm tổ” trong tử cung của mẹ nếu quá trình thụ thai diễn ra thành công.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi

Tuy nhiên, tùy thuộc vào chu kỳ kinh của mỗi người phụ nữ mà quá trình này có thể diễn ra chậm hơn nên việc siêu âm ở tuần thai thứ 3 mẹ vẫn chưa thấy được hình ảnh thai nhi thì cũng đừng lo lắng nhé.

Lúc này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.

Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi

Ở tuần tuổi thứ 3 này phôi thai đã bắt đầu hình thành và là 1 bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Kích thước thai nhi 3 tuần tuổi nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm.
Thai nhi lúc này mới trông giống như một con nòng nọc với một quả tim thô sơ đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể bé nhỏ. Ở giai đoạn này, đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy hình ảnh quả tim đang đập trên màn hình siêu âm.

Mặc dù trái tim lúc này trông không giống như một quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, nhưng các ống tuýp hiện tại quả thật là đang thực hiện một công việc hoàn hảo để nuôi dưỡng những tế bào sống đầu tiên.

Não bộ và tủy sống của thai nhi cũng đã hình thành tuy nhiên vẫn còn rất sơ khai. Bởi vì em bé vẫn còn quá trình 8 tháng phía trước để dành nhiều điều bất ngờ cho mẹ mà.

Một số thay đổi trên cơ thể mẹ

Ở tuần thai thứ 3, có thể mẹ đã biết mình có thai hoặc chưa hề biết đến sự hiện diện của 1 thiên thần đang hình thành trong cơ thể mình.

Ở tuần này, khi thử nồng độ HCG đã cho kết quả 2 vạch rõ ràng, mẹ đã có thể chia sẻ niềm vui này vì chắc chắn rằng mình đã có thai. Và nhận thấy, cơ thể mình đang có những thay đổi rõ rệt như:

– Cảm giác buồn tiểu nhiều hơn khi một sự sống mới đang hình thành trong tử cung và tác động lên bàng quang của mẹ.

– Cảm giác ngực căng và cứng hơn so với lúc mẹ có kinh nguyệt, đồng thời đầu vú mẹ cũng sẽ sẫm màu hơn.

– Mẹ có thể thấy các chấm nhỏ màu hồng hoặc màu hơi nâu dính trên quần lót của mình. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sớm nếu mẹ mang thai ngoài tử cung.

– Mẹ cũng có thể thấy một vài giọt máu giống như triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ thai thành công do phôi đang bám vào tử cung. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

– Các dấu hiệu ốm nghén khi mang thai bắt đầu xuất hiện, khẩu vị mẹ sẽ thay đổi và không còn hứng thú trong việc ăn uống nữa.

– Mũi mẹ trở nên nhạy cảm với mùi hương hơn và cảm giác buồn nôn khi nghe mùi thức ăn tanh do hormone HCG đang tăng nhanh trong cơ thể.

– Nhiệt độ cơ thể mẹ luôn tăng cao trong nhiều ngày liền.

Thai nhi 3 tuần tuổi mẹ nên ăn gì?

Trước thai kì và 3 tuần đầu mẹ nên bổ sung Acid folic hay còn gọi là Folate. Đây là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mang thai sớm bởi Acid folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Cũng như cung cấp các tế bào máu cho cơ thể người mẹ, chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu.- một thành phần quan trọng của máu. Thai phụ nếu thiếu lượng lớn acid folic sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai.

Mẹ nên lựa chọn thực phẩm có lượng acid folic cao
Mẹ nên lựa chọn thực phẩm có lượng acid folic cao

Xem thêm:

Việc bổ sung đủ lượng acid folic vào thời điểm quan trọng này sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh

Mẹ có thể bổ sung theo dạng viên uống hoặc thông qua chế độ ăn hàng ngày.

Các thực phẩm chứa Acid Folic bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, rau bina, lòng đỏ trứng, đậu nành, khoai tây, quả bơ và các loại hạt ngũ cốc thô…

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.