Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 05/10

Nếu trẻ bị ho lâu kéo dài thì sẽ không phải là một dạng bệnh lý ho thông thường nữa, có thể còn có nhiều nguyên nhân được phát triển từ một loại bệnh khác.

Vào những ngày thời tiết bị thay đổi một cách đột ngột, nếu như không có sự chăm sóc hợp lý thì các bé dễ bị ho. Khi không điều trị kịp thời các cơn ho kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy đâu chính là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho và ho lâu ngày không khỏi. Hãy tham khảo thông tin được suckhoetretho.info tổng hợp dưới đây.

Một số bài viết có nội dung liên quan:

Cùng tìm hiểu các loại bệnh gây ra khiến trẻ bị ho lâu ngày:

1. Bệnh hen, suyễn

Cơ ho của bé kéo dài một cách dai dẳng, kèm theo đó chính là những tiếng rít khẽ và khò khè. Thông thường khoảng hơn 10 ngày, nhất là ho nhiều vào ban đêm, trẻ có biểu hiện dị ứng với các loại phấn hoa hoặc lông hay mùi đồng vật, hay trời tiết lạnh và có thể dị ứng với bụi bẩn cùng khói bụi.

Hen, suyễn có tiếng ho rít khẽ và khò khè

Hen suyễn có tiếng ho rít khẽ và khò khè

Hen, suyễn chính là một căn bệnh mãn tính, nguyên nhân chính là đường hô hấp trao đổi không khí cùng với lá phổi bị hép. Hoặc có khi bị sưng sẽ làm cho đường không khí bị tắc nghẹt, điều này sẽ tạo ra các chất nhầy co thắt và làm cho trẻ khó khăn hơn trong việc thở. Các yếu tố chủ yếu gây ra căn bệnh này như môi trường, vi khuẩn… Thông thường, trẻ bị nhiễm căn bệnh này thường có lá phổi nhạy cảm hơn những trẻ khác.

2. Viêm tiểu phế quản

Biểu hiện của cơn ho có đờm và khò khè, chúng thường kéo theo đó chính là hơi thở nhanh, nông và cảm thấy khó khăn hơn mức bình thường. Ban đầu là những triệu chứng cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi trong khoảng thời gian là 1 tuần. Kéo theo đó là những cơn sốt cao khoảng 39 độ C trở nên, lúc này bé thường hay ngủ lịm và có tiếng thở khò khè.

Nguyên nhân chính của viêm tiêu phế quản đó chính là do bị nhiễm trùng đường hô hấp. Virus hợp bào hô hấp chính là thủ phạm khiến cho nhiễm trùng trên, thông thường những virus này sẽ xảy ra vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân – thời điểm giao mùa.

3. Viêm tắc thanh quản ở trẻ

Khi tiếng ho của trẻ chát chúa, khô khốc và chúng hoàn toàn khác biệt so với các cơn ho khác, thường hay xảy ra vào buổi đêm, thậm chí trẻ có thể bị sốt nhẹ. Lúc này tiếng ho của trẻ bị viêm tắc thanh quản sẽ không giống với bất cứ một cơn ho thông thường nào mà các mẹ biết.

Trong trường hợp nghiêm trong hơn chính là khuôn mặt của bé tím lại, có hơi thở gay gắt và tiếng the thé khi bé hít vào, khá giống với tiếng rít khi mà trẻ khóc lên. Đây chsinh là do virus lây lan, khiến cho cổ họng cũng như khí quản bị sưng và thu hẹp lại.

4. Trẻ bị ho do bị cảm lạnh

Nguyên nhân của các cơn ho do cảm lạnh chính là có đờm, sặc nước bọt nhưng hơi thở không khò khè và bị khô, hay thở nhanh bất kể ngày đêm. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mắt, có khi trẻ bị sốt nhẹ khoảng 38,6 độ C.

Nếu trẻ ho có đờm có thể trẻ đang bị cảm lạnh

Nếu trẻ ho có đờm có thể trẻ đang bị cảm lạnh

5. Trẻ bị cảm cúm

Trẻ bị khản giọng và thường ho khan hoặc ho ướt, không phân biệt bất kể ngày hay đêm. Mẹ sẽ nhìn thấy bé bơ phờ, mệt mỏi và cổ họng bị rát, đau đầu, đâu lưng hay bị đau chân… Bé bị sổ mũi có khi sẽ cảm thấy buồn nôn… Hiện tượng cảm cúm này hay gặp nhất khoảng tháng Tư tới tháng Mười hàng năm.

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Tiếng ho của trẻ bị khàn, khò khè và lách cách một cách đứt quãng, trẻ sẽ ho dai dẳng hơn khi ăn xong. Thậm chí còn trở nên tệ hơn khi mà trẻ nằm xuống. Hiện tượng đầu tiên của bé chính là cảm thấy nóng rát và buồn nôn hoặc bị ợ khi mà nuốt xuống.

Những trường hợp của trẻ sơ sinh có thể sẽ bị đau bung hoặc là khó chịu. Đối với các trẻ đang tập đi có thể hình thành một thói quen ăn uống cầu kỳ bởi vì hay bị trào ngược vào trong. Nguyên nhân chính do cơ địa của thực quản cùng dạ dày của bé còn khá yếu dẫn tới axit bị chảy ngược.

Bạn có thể tham khảo thêm những chia sẻ về chăm sóc sức khỏe cho bé tại https://suckhoetretho.info/danh-cho-me/

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.