Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 29/08

Sốt xuất huyết là một bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi và dễ lây nhanh và bùng phát thành dịch. Việt Nam ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

Trẻ em chính là đối tượng dễ bị mắc bệnh sốt xuất huyết nếu như không được hỗ trợ điều trị kịp thời và xử lý đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tham khảo thêm tại Những nguy hiểm nếu trẻ bị sốt xuất huyết không được phát hiện kịp thời

Tuy hiếm gặp đối với trẻ sơ sinh nhưng hiện nay đã có một số trường hợp trẻ 6 – 8 tháng tuổi bị sốt xuất huyết.

Vậy dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm tới mức nào, bài viết dưới đây, suckhoetretho.info sẽ giúp các mẹ tìm ra câu giải đáp cho một số câu hỏi liên quan.

1. Dấu hiệu và triệu chứng

Khi trẻ bị sốt xuất huyết có các triệu chứng tương tự giống các bệnh nhiễm khuẩn do virut gây ra điều này khiến cho việc chuẩn đoán cũng như xác định bệnh khá khó khăn. Trong khi đó việc hỗ trợ và điều trị chính và vấn đề thời gian chính là vai trò quan trọng.

Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi như sau:

  • Trẻ quấy khóc và bỏ bú.
  • Có hiện tượng sốt thành đợt và xảy ra đột ngột thường kéo dài trong khoảng 2 tới 7 ngày và sốt trên 38 độ C.

Các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

  • Có dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi thông thường các mẹ sẽ nhận thấy khi trẻ kém hoạt động và mệt mỏi không thích đi lại chỉ thích nằm.
  • Trẻ bị sốt nhưng lại không kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, tiêu chảy ho thì đây chính là dấu hiệu sốt xuất huyết.
  • Đầu đau dữ dội và hạ sốt xong thì trẻ bị sốt lại.
  • Có hiện tượng phát ban thường là sau khi trẻ bị sốt khoảng 3 ngày, các nốt ban đỏ giống như bị muỗi cắn xuất hiện dưới cánh tay hoặc chân, lưng bụng, có thể còn có hiện tượng xuất huyết chân răng.

Khi bị sốt xuất huyết sẽ kèm theo các triệu chứng như:

  • Trẻ sốt cao trên 38 độ và đột ngột.
  • Bị đau đầu vùng trán và đau nhãn cầu.
  • Chân tay lạnh, đau bụng và buồn nôn, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn mức bình thường.
  • Trẻ đi ngoài ra máu, các nốt tiêm bị thâm, chảy máu cam…

2. Quá trình tiến triển nguy hiểm của bệnh

  • Giai đoạn 1: Thường kéo dài trong 3 ngày và có triệu chứng sốt xuất huyết chính là sốt cao, kéo dài và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Ở giai đoạn này có thể cho trẻ hạ sốt bằng paracetomol, tuy nhiên khi chưa xác định được rõ nguyên nhân thì nên thận trọng và cho uống aspirin.

Cần chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi cẩn thận hơn các độ tuổi khác.

Cần chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi cẩn thận hơn các độ tuổi khác.

  • Giai đoạn 2: Đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất bởi khi trẻ hết sốt cha mẹ thường lơ là do nghĩ rằng trẻ đã khỏi bệnh, nhưng đây chính là thời gian dễ gây ra biến chứng nguy hiểm tới trẻ, nếu như có các dấu hiệu nôn ói hoặc đau bụng hay tay chân lạnh ngắt, co giật thì nên đưa trẻ đến bệnh viên sớm để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
  • Giai đoạn 3: Trên da tẻ có xuất hiện vài nốt li ti gây ra ngứa, đây chính là giai đoạn phục hồi không gây nguy hiểm đối với trẻ nên các mẹ không cần phải lo lắng quá.

Như vậy chúng ta đã biết khi trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác như sốt rét hoặc sốt siêu vi trùng. Vì thế khi trẻ có các dấu hiệu trên các mẹ nên mang tới bệnh viện gần nhất để làm xét nghiệm máu và xác định xem trẻ có phải do bị sốt xuất huyết hay không, vì sẽ có các loại thuốc không được dùng gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Tham khảo những thông tin khác về sức khỏe của trẻ tại Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.