Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cập nhật vào 07/01

Nếu trẻ đã quá chán những món ăn dặm được chế biến từ thịt, cá truyền thống thì mẹ nên học cách chế biến món cháo lươn nấu rau dền mùi vị ngon dưới đây.

Tác dụng của cháo lươn nấu với rau dền

  • Ăn cháo lươn nấu với rau dền giúp chữa bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, tác nhân chủ yếu là do virus, vi trùng hoặc kí sinh trùng. Khi bị tiêu chảy kéo dài mà không được chữa trị sẽ khiến trẻ sút cân, kém phát triển, lâu dần có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Vì vậy, các mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các mẹ có thể làm món cháo lươn rau dền cho bé ăn cũng có thể làm giảm tình trạng bệnh đi phần nào. Rau dền có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Do đó có thể dùng rau dền chữa bệnh tả, kiết lỵ đơn giản mà hiệu quả.
  • Ăn cháo lươn rau dền rất tốt cho trẻ bị chứng thiếu máu: Thiếu máu ở trẻ nhỏ là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu). Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu. Các mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các mẹ có thể làm món cháo lươn rau dền cho bé ăn cung có thể làm giảm tình trạng bệnh đi phần nào, bởi rau dền rất tốt cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, để cho an toàn các mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.

Lưu ý: Món cháo lươn rau dền này chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không được dùng như thuốc chữa bệnh. Vì vậy muốn bé khỏi bệnh hoàn toàn ngoài cho bé ăn món cháo này ra cần phải kết hợp với những phương pháp chữa bệnh mà bác sĩ đưa ra.

Nguyên liệu cần có để chế biến cháo lươn nấu với rau dền

  • 4 muỗng canh bột gạo (40g)
  • Lá rau dền xanh (10g): Nên chọn mua rau dền lá xanh tươi, lá không dập nát, hư thối, cành chắc, cứng, không mềm để tránh rau bị héo, rau cũ.
  • Thịt lươn (10g): Lươn ngon có phần da nhẵn bóng và chất nhầy (nhớt) nhiều. Ngược lại lươn bị bệnh và trúng độc toàn thân sẽ bị giảm chất nhầy, không trơn bóng hoặc độ trơn không cao, không nên chọn loại này. Cơ thể lươn có vết tụ máu đỏ là lươn có bệnh, đuôi có màu trắng là lươn bị bệnh nấm. Thân cứng, cong và run rẩy là mang bệnh ký sinh trùng. Hậu môn sưng đỏ nhô ra là bệnh viêm ruột. Những con lươn có đặc điểm mang bệnh như vậy không nên chọn.
Kinh nghiệm chọn lươn ngon nấu cháo lươn rau dền
Kinh nghiệm chọn lươn ngon nấu cháo lươn rau dền
  • Đậu hũ non (20g):

    Một miếng đậu hũ ngon bao giờ cũng có màu trắng ngà, còn đậu hũ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao. Do đó, khi mua đậu, nên tránh mua đậu phụ có màu vàng hoặc ngả vàng.

    Người mua cũng nên cầm thử miếng đậu lên để xem xét. Nếu cầm thấy nhẹ tay, sờ rất mềm mại thì hãy mua. Những miếng đậu nặng, cầm chắc, hơi cứng, miếng vuông vức thì không nên mua.

    Ngoài ra, người mua cũng có thể phân biệt qua mùi của đậu. Miếng đậu nguyên chất lúc ngửi sẽ có mùi thơm còn miếng đậu có thạch cao ngửi thấy mùi vôi, hoặc không ngửi thấy mùi gì. Khi mua về, miếng đậu thật nếm sẽ thấy được vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng.

  • 1 muỗng cafe dầu ăn cho bé (5ml)
  • Chén nước vừa đủ (250ml)

Cách chế biến cháo lươn nấu với rau dền cho bé

  • Bước 1: Làm sạch lươn. Mẹ dùng chanh hoặc nước vo gạo để tuốt nhớt, các mẹ không nên dùng giấm vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng của thịt lươn. Khi lươn đã sạch hết nhớt, các mẹ mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.
  • Bước 2: Rau dền xanh rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu hũ non rửa sạch, cắt miếng.
  • Bước 3: Hấp chín lươn rồi gỡ lấy phần thịt. Không nên để lươn đụng nước khi lươn đã chín vì nếu dính nước lươn sẽ rất tanh.
  • Bước 4: Hấp đậu hũ non chín, tán nhuyễn với 1/3 chén nước. Rau dền xanh cũng hấp chín, tán nhuyễn.
  • Bước 5: Cho bột gạo vào nồi và nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn (không nên cho quá nhiều gia vị vì như vậy không tốt cho trẻ).
  • Bước 6: Cho đậu hũ vào nồi và đun lửa nhỏ. Mẹ chú ý khuấy cháo đều tay để cháo không bị vón cục. Khi cháo sôi, mẹ cho thêm rau dền xanh vào, trộn đều rồi tắt bếp.
  • Bước 7: Cho thịt lươn và dầu ăn vào cháo trộn đều, nhâcc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn.
Món cháo lươn nấu với rau dền giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Món cháo lươn nấu với rau dền giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Cháo lươn nấu với rau dền quả thực là món ăn dặm bổ dưỡng không thể thiếu giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên nếu chỉ cho trẻ ăn một món mãi trẻ cũng sẽ chán, mẹ có thể biến tấu từ nguyên liệu chính là lươn thành nhiều món ăn dặm khác để thay đổi khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo lươn nấu với rau dền

  • Ăn nhiều cháo lươn rau dền sẽ gây ra táo bón: Trong rau dền có chứa rất nhiều chất xơ, các chuyên gia đã có lời khuyên rằng không nên ăn quá nhiều những loại thực phẩm có giàu chất xơ, bởi sẽ gây ra táo bón. Vì vậy, các mẹ hãy cho bé ăn ít món cháo này thôi nhé. Tốt nhất là 1 – 2 bữa/tuần.
  • Ăn nhiều cháo lươn rau dền sẽ gây tăng cân: Trong thịt lươn có rất nhiều chất đạm, chế độ ăn giàu chất đạm sẽ dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng, đi cùng với đó sẽ gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, các mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều món cháo này. Hãy thường xuyên thay đổi món ăn cho bé để trẻ được cung cấp thêm các dưỡng chất khác nữa.

Một số sai lầm thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ

Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ: Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia giảm có hương vị quá nồng. Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé.

Sử dụng ngũ cốc để nấu cháo từ sớm: Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, ngũ cốc lại là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mà chỉ ngoài 6 tháng, mẹ mới nên cho trẻ ăn ngũ cốc nấu nhừ. Do đây là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua nên hãy cho trẻ ăn ngũ cốc một cách khoa học.

Cái gì cũng xay nhuyễn: Sợ con còn bé, dạ dày còn non yếu, lại muốn trẻ ăn nhanh, dễ nuốt nên nhiều mẹ chọn cách xay nhuyễn “tất tần tật” mọi thức ăn.  Xay nhuyễn thức ăn khiến trẻ giảm hứng thú ăn vì không cảm giác được mùi vị của từng loại thực phẩm riêng biệt, bé sẽ chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, khiến cho vị giác của bé giảm sút, dẫn đến hiện tượng chán ăn, sợ thức ăn… Trẻ lớn lên vẫn không biết nhai, lười nhai, không tốt cho cơ hàm và trẻ không được phép phân biệt cứng, mềm, giòn, dai, đặc điểm của các loại thực phẩm mình ăn nên và mất đi cảm giác ngon khi ăn ngon và nhận thức về đồ ăn.

Không cho dầu ăn vào cháo của bé: Dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho trẻ mà còn giúp quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ. Khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang nuôi cá koi và cần chia sẻ kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo ngay:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.